Hướng tới người vi phạm sẽ không phải đi nộp phạt, CSGT không phải giữ giấy tờ

06:19 22/02/2021
Cuối tháng 2/2021, Bộ Công an sẽ khai trương Hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Theo đó, sẽ kết nối chia sẻ giữa hệ thống CSDL quốc gia về dân cư với hệ thống của bộ, ban, ngành và các địa phương.


Trong đó, lực lượng CSGT đã xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung, kết nối vào CSDL quốc gia về dân cư để phục vụ công tác của CSGT. Sự kết nối này mang lại những lợi ích gì cho người tham gia giao thông và phục vụ lợi ích chung như thế nào, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT đã trả lời bạn đọc Báo CAND về vấn đề này.

Phóng viên: Đề nghị đồng chí cho biết, việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác của CSGT như thế nào?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT đã xây dựng các chương trình, đề án để phát triển lực lượng CSGT tiến lên chính quy hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương và Đảng bộ Cục CSGT. Cụ thể, đầu tiên là phải xây dựng được đội ngũ CSGT chính quy hiện đại, tinh nhuệ, trong đó, việc đầu tiên chúng tôi yêu cầu đó là nâng cao nhận thức của CBCS và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT.

Thứ 2 là phục vụ nhân dân, trong đó có nội dung đã thực hiện được đó là xây dựng hệ thống các dữ liệu liên quan đến hoạt động của CSGT. Hệ thống dữ liệu này không chỉ phục vụ nhân dân mà còn phục vụ hoạt động của lực lượng CSGT; không chỉ kết nối trong nội bộ CSGT mà còn kết nối với các lực lượng khác trong CAND và với các đơn vị chức năng.

Thứ 3 là xây dựng chương trình, trong đó lắp camera giám sát trên các tuyến quốc lộ để phát hiện được tối đa 24/7 các vi phạm về ATGT. Từ dữ liệu camera, hệ thống giám sẽ cung cấp thông tin cho người dân chống ùn tắc và điều tra giải quyết TNGT. Bên cạnh đó, dữ liệu của hệ thống giám sát sẽ phục vụ CSGT phân tích hành vi để kịp thời tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an trong việc xây dựng các thể chế, chính sách liên quan đến ATGT như hoàn thiện các hành vi liên quan đến quản lý con người, quản lý phương tiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng…

Tham mưu trong hợp tác quốc tế để chúng ta có thể tiếp cận được các thành tựu của khoa học, công nghệ, trong đó, đặc biệt là các thành tựu về CNTT gồm hệ thống camera đủ thông minh, nhạy bén và nhanh chóng để phát hiện, giải quyết các vi phạm.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng tới đó là phát hiện vi phạm và xử phạt ngay để đảm bảo mọi hành vi đều được phát hiện và xử lý kịp thời để người vi phạm giao thông có cơ hội để sửa chữa ngay hành vi của mình.

Tất cả những việc đó, tựu trung lại là xây dựng con người, đặc biệt là cán bộ CSGT có bản lĩnh chính trị vững vàng; chủ động tham mưu ứng dụng CNTT; sử dụng ngay và nhanh chóng nhất việc lắp đặt hệ thống thiết bị hiện đại theo tinh thần của cuộc Cách mạng 4.0. Chúng tôi cho rằng, với những chỉ đạo chặt chẽ của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và những chương trình, Nghị quyết của Đảng uỷ Cục CSGT đã tham mưu thì lực lượng CSGT sẽ sớm tiến lên hiện đại, phù hợp với yêu cầu chung của đất nước, đảm bảo ANTT, đảm bảo cho tính mạng con người, an ninh con người trong tình hình mới.
CSGT phần luồng đi lại an toàn.

Phóng viên: Năm 2020, tình hình TTATGT được các cấp chính quyền và người dân đánh giá cao, đặc biệt, TNGT giảm cả 3 tiêu chí. Cục CSGT đã có kế hoạch như thế nào để tiếp tục  giảm cả 3 tiêu chí về TNGT trong năm 2021, thưa đồng chí?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Trong bảo đảm ATGT, với trách nhiệm của mình, lực lượng CSGT cùng với các ngành, các cấp nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông. Tôi lấy ví dụ, chúng ta đeo khẩu trang trở thành ý thức để phòng dịch, thì ý thức về đảm bảo ATGT cũng vậy, làm thế nào để người dân tự giác chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.  Để tạo thành ý thức chấp hành pháp luật về ATGT thì trước hết phải cung cấp kiến thức cho họ về ATGT.

Thứ 2 là tăng cường hệ thống trang thiết bị hiện đại để tự động phát hiện và xử lý vi phạm. Thứ 3 là nâng cao chế tài xử phạt để người tham gia giao thông tự nhận thức việc nếu chấp hành thì có lợi hơn không chấp hành; thứ 4 là tham mưu cho các cơ quan chức năng để hoàn thiện cơ sở pháp lý, gắn trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong bảm ATGT để bảo đảm an ninh con người, đưa vấn đề an ninh con người trở thành vấn đề thực tế, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Trong đó, hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật, cơ chế chính sách, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát hiện vi phạm, xử phạt nghiêm, phục vụ người dân tối đa, từ đó, sẽ hạn chế tối đa TNGT, ùn tắc giao thông, xử lý nghiêm các tai nạn, vi phạm, phát hiện, ngăn chặn tội phạm diễn ra trên các tuyến giao thông. Với sự chỉ đạo rất chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT đã có những chương trình, kế hoạch rất cụ thể và chi tiết để thực hiện. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và người dân về vấn đề ATGT.

Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được khai trương sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử phạt các vi phạm về giao thông.

Phóng viên: Được biết, chỉ còn ít ngày nữa, hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ khai trương. Theo đó, CSGT là một trong những lực lượng được kết nối vào dữ liệu chung để phục vụ công tác. Đồng chí cho biết, Cục CSGT đã chuẩn bị việc này như thế nào và thực hiện kết nối những dữ liệu này?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Trước khi kết nối hệ thống dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục CSGT xây dựng hệ thống dữ liệu để dùng chung. Hiện nay, hệ thống dữ liệu này đã chuẩn bị xong, đã  thực hiện kết nối liên thông dữ liệu giữa Cục CSGT và dữ liệu Quốc gia về dân cư, có thể sử dụng được thông tin của công dân để phục vụ công tác của CSGT. Tôi lấy ví dụ, thông tin của người dân để đăng ký xe, trước kia, CSGT phải đánh tay từ CMND hoặc CCCD, hiện nay chỉ cần số CCCD thì mọi thông tin về con người từ họ tên, tuổi, giới tính, đặc biệt là nơi ở hiện tại của công dân đó là chính xác. Lực lượng CSGT không phải kê khai hay đánh máy tay nữa.

Thứ 2, đối với hệ thống xử phạt vi phạm hành chính, từ dữ liệu công dân, khi truy vấn, CSGT sẽ có ngay thông tin chính xác về người vi phạm, CSGT có thể giấy báo đến đúng địa chỉ mà người vi phạm đang ở. Từ thông tin này, tiến tới sẽ có thông tin phản hồi lại Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư để cán bộ cơ sở như: Cảnh sát khu vực, Công an xã… biết công dân nào trên địa bàn mình có vi phạm để phối hợp giáo dục.

Trước đây, thì khi phát hiện người vi phạm qua hệ thống giám sát thì CSGT cũng gửi thông báo về địa chỉ người vi phạm đăng thường trú để họ biết hoặc qua đăng kiểm. Tuy nhiên, do nhiều người đăng ký thường trú địa chỉ này nhưng sống thực tế ở địa chỉ khác nên họ không nhận được thông báo, đến khi đi đăng kiểm mới biết. Hiện nay, lực lượng Công an cơ sở sẽ biết ai là người vi phạm để nhắc họ lên thực hiện xử phạt. Các thông tin này cũng sẽ được tích hợp đầy đủ trong dữ liệu của công dân.

Phóng viên: Thưa đồng chí, nếu CSGT làm nhiệm vụ trên đường thì sẽ ứng dụng dữ liệu này như thế nào vào công tác?
CBCS Cục CSGT kiểm tra tình hình TTATGT do camera giám sát ghi lại.

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Khi CSGT làm nhiệm vụ trên đường, chỉ cần đánh số CCCD thì sẽ có toàn bộ thông tin của cá nhân của người đó sẽ có trong hệ thống xử phạt. Theo đó, chúng ta có thông tin chính xác nhất về người điều khiển phương tiện vi phạm tại hiện trường. Tiến tới từ dữ liệu đó phản hồi lại cơ sở dữ liệu dùng chung rất đầy đủ, đồng bộ.

Phóng viên: Nếu đã có dữ liệu đầy đủ, liệu CSGT có phải dùng biên bản giấy nữa không, thưa đồng chí?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Việc này Cục CSGT đang phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Công an, đặc biệt là phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ nghiên cứu chữ ký số để người vi phạm có thể ký bằng chữ ký điện tử. Thông tin đó sẽ chuyển ngay về cho người có thẩm quyền để ra quyết định điện tử. Hiện nay, trên thực tế, Chính phủ đã có những quyết định của Chính phủ điện tử là thông qua cổng thông tin điện tử chứ không gửi bản giấy. Chữ ký và con dấu của Chính phủ đã thể hiện trên bản điện tử. Tiến tới, công tác xử lý vi phạm của CSGT từ biên bản đến quyết định xử phạt sẽ thực hiện bằng bản điện tử.

Về cơ sở pháp lý đã có Nghị định của Chính phủ quy định chữ ký số, chứng thực chữ ký số rồi. Chúng tôi đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống máy chủ để lưu trữ, quản lý theo công nghệ blockchain để đảm bảo khách quan, chính xác và an toàn. Nếu kết hợp với Cổng dịch vụ Công quốc gia tiến tới có thể ra quyết định bị xử phạt ngay sau khi lập biên bản ở hiện trường, người có thể nộp phạt luôn. Tiến tới nữa là sẽ thực hiện tước trên hệ thống các giấy tờ bị tước có thời hạn mà không nhất thiết tước giấy tờ vật chất để giữ tại cơ quan Công an.

Vi phạm do camera giám sát phát hiện báo về thiết bị cầm tay của CSGT.

Theo đó, khi CSGT kiểm tra đều phát hiện được giấy tờ của người vi phạm có bị tước trên hệ thống hay không. Việc này sẽ cải cách đồng bộ, cơ bản trong lĩnh vực phát hiện, xử phạt vi phạm. Việc phát hiện, xử phạt nhằm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhưng đây không phải là mục đích chính của chúng ta mà điều quan trọng hơn là đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vì đã vi phạm sẽ bị phát hiện, đã phát hiện sẽ bị xử phạt với mức xử phạt tương ứng với hành vi.

Theo đó, người tham gia giao thông phải lựa chọn, thứ nhất là chấp hành nghiêm pháp luật về ATGT, nếu không chấp hành thì phải chấp nhận việc bị xử phạt. Bên cạnh đó, việc xử phạt điện tử cũng sẽ giúp người dân không phải đi lại nhiều lần để nộp phạt cho cơ quan nhà nước.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Phương Thuỷ (thực hiện)

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

Ngày 15/12, lễ hội Nhô Lir Bong (mừng lúa mới) của người Cơ Ho S’re tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã được phục dựng, tái hiện trong sự hân hoan của hàng trăm người đến từ các dân tộc anh em chung sống thuận hòa trên cao nguyên Di Linh, nhân dịp Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文