Khởi công dự án chống triều cường lớn nhất từ trước đến nay ở TP Hồ Chí Minh
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khởi công dự án của Tập đoàn LGD
- "Ngắm" dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng của TP Hồ Chí Minh
- Ưu tiên đầu tư dự án chống ngập úng cho các thành phố lớn
- Người dân mong “thoát kiếp bì bõm” từ dự án chống ngập tiền tỷ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại diện thành phố đã dự và bấm nút khởi công dự án.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bấm nút khởi công dự án. |
Chính vì vậy, quy hoạch chống ngập lụt cho TP Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 2 chương trình, gồm thoát nước từ đô thị ra các kênh rạch, cải tạo nâng cấp, nạo vét các kênh rạch và chống ngập úng với các giải pháp kiểm soát triều và chủ động hạ thấp mực nước trên các kênh trục...
Tổng chiều dài kè ngăn triều theo quy hoạch dài trên 60 km. Đây là công việc khổng lồ, không thể triển khai ngay đồng loạt vì kinh phí để xây dựng không dưới 3 tỷ USD...
Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group, dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) với tiến độ thực hiện dự kiến là 36 tháng, từ năm 2016 - 2018.
Mục tiêu cùa dự án là thực hiện một phần cấp bách trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho khu vực TP Hồ Chí Minh.
Dự án nhằm kiềm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu người dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP Hồ Chí Minh, đồng thời chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhăm cải thiện khả năng tiêu thoát nước...
Chủ đầu tư khởi động thực hiện dự án |
Để giải quyết ngập lụt do triều của thành phố, từ quy hoạch của đã được Chính phủ phê duyệt, nhà đầu tư Trungnam Group cùng các đơn vị tư vấn đã đưa ra phương án xây dựng 6 cống kiểm soát triều tại các tuyến sông, rạch như Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuổi, Cây Khô, Phú Định, quy mô bề rộng mỗi cống từ 40 - 160 m.
Đồng thời xây các trạm bơm tại cống Bến Nghé với công suất 12m3/giây, trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24m3/giây và trạm bơm tại cống Phú Định công suất 18m3/giây.
Sau khi dự án đi vào hoạt động, tàu thuyền vẫn đảm bảo qua lại bình thường thông qua khoang cửa van và âu thuyền của các cổng. Dự án cũng tiến hành xây dựng tuyến đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với chiều dài khoảng 7,8 km đê, kè ở các đoạn xung yểu; xây các cống nhỏ có khẩu độ từ 1-10m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối; xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống Scada.
Địa điểm xây dựng công trình thuộc các địa bàn quận 1, 4, 7, 8 và các huyện Nhà Bè, Bình Chánh.
Chỉ đạo tại lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, tư vấn, giám sát cần tiếp tục cập nhật những thông tin cần thiết; tiếp tục mời các chuyên gia, nhà khoa học góp ý trước khi tiến hành những bước cần thiết để khắc phục hạn chế ở mức thấp nhất, giúp dự án phát huy tối đa hiệu quả.
Thủ tướng cũng lưu ý việc giải tỏa đền bù của dự án phải tạo điều kiện cho người dân yên tâm an cư lâu dài. Trong quá trình triển khai dự án phải đảm bảo an toàn cho người lao động, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông trong khu vực dự án và các tuyến vận chuyển vật liệu.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, Thủ tướng đề nghị TP Hồ Chí Minh có ngay phương án chống ùn tắc, đảm bảo ATGT cho dự án. Nhắc nhở các bộ ngành liên quan và TP Hồ Chí Minh quan tâm, tạo điều kiện để dự án triển khai đúng tiến độ, Thủ tướng cũng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, thất thoát trong quá trình triển khai thực hiện.