Khánh thành đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Bình Định

18:49 11/10/2020
Ngày 11/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khánh thành công trình đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Dốc Sáo, thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát.

Với tổng kinh phí đầu tư hơn 15 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực khởi công từ ngày 9/5/2020, tọa lạc trên khu đất rộng 1,2 ha có vị thế “Tọa sơn – Ngọa thủy”, với nhiều hạng mục chính như đền thờ, sân hành lễ, nhà bia, nhà soạn lễ, nhà vọng cảnh, bức bình phòng cổng tam quan, nhà quản lý… được xây dựng kết nối hài hòa với kiến trúc cổ, tựa lưng vào dãy núi hình vòng cung có những khối đá lớn, phía trước là bãi biển đẹp.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cắt bằng khánh thành đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.  Ảnh: H.Trọng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – ông Hồ Quốc Dũng cho biết, đền thờ Nguyễn Trung Trực là công trình văn hóa tưởng nhớ, tri ân công đức của người anh hùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Ý chí đấu tranh anh dũng và sự hy sinh bất khuất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc với câu nói bất hủ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhìn chính diện và cận cảnh.   Ảnh: H.Trọng

Anh hùng Nguyễn Trung Trực sinh năm Mậu Tuất (1838) tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An – nay là  xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An), nguyên quán xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định - nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát (Bình Định). Từ nhỏ, Nguyễn Trung Trực nổi tiếng giỏi võ, cương trực, nghĩa hiệp, giàu lòng yêu nước, thương dân. Khi trưởng thành, ông là thủ lĩnh trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ và đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh oanh liệt, trong đó có hai chiến công vang dội khi đốt cháy, chìm tàu L'Espérance (Hy vọng) của Pháp ở vàm Nhựt Tảo năm 1861 và tiêu diệt đồn lũy đầu não của giặc Pháp tại tỉnh lỵ Rạch Giá năm 1868. 


Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhìn từ trên cao.  Ảnh: H.Trọng

Khi bắt được Nguyễn Trung Trực, giặc Pháp đã tìm mọi cách dụ dỗ, thuyết phục ông chiêu hàng nhưng bất thành, nên tra tấn dã man rồi đưa ra xử chém vào ngày 27/10/1868 ( 12/9 năm Mậu Thìn). Lăng mộ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) nhưng đền thờ ông được xây dựng ở nhiều tỉnh, thành như:  Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An… Lễ tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được nhân dân tổ chức trang trọng vào các ngày 27, 28, 29/8 âm lịch hàng năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định xây dựng đề án quản lý, khai thác công trình đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực gắn kết với di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh, hình thành điểm đến của du khách hành hương, thăm viếng và giáo dục truyền thống dân tộc cho thể hệ trẻ.


Hữu Toàn

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文