Làm rõ 3 vấn đề lớn dự án Luật Căn cước công dân

07:50 08/08/2014
Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ủng hộ việc ghi số định danh cá nhân vào thẻ căn cước công dân theo quy định Luật Căn cước công dân chứ không ghi vào giấy khai sinh theo quy định Luật Hộ tịch như một số ý kiến.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho hay, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội (thảo luận tại tổ và hội trường), Ủy ban đã có báo cáo xin ý kiến UBTV Quốc hội một số vấn đề lớn nhằm tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự luật trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.

Theo Ủy ban, có ba vấn đề lớn cần xin ý kiến. Thứ nhất, về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Vấn đề này đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật một chương hoặc một số điều để làm rõ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mối quan hệ với các cơ quan chuyên ngành khác, trong đó có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ chế bảo mật, khai thác, chia sẻ, sử dụng thông tin...

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc, tập hợp thông tin cơ bản về công dân được dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các bộ, ngành, địa phương được cấp quyền truy cập, khai thác, sử dụng thông tin trực tuyến tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân. Đây cũng là nội dung trọng tâm trong đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân giai đoạn 2013-2020. Theo đó, sẽ phát triển thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú và các lĩnh vực khác như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu.

Chứng minh nhân dân mẫu mới tích hợp các dữ liệu trong hệ thống quản lý hiện đại.

Từ những vấn đề trên, theo Ủy ban, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, cần hoàn chỉnh lại bố cục của dự thảo luật cho phù hợp, trong đó có thể quy định chương riêng hoặc bổ sung một số điều như nêu trên. Về tính khả thi việc thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hiện Ủy ban đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức hội thảo làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn mối quan hệ và phương thức cập nhật quản lý, bảo mật thông tin. Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu nói trên, khắc phục tình trạng manh mún, cục bộ, đảm bảo đầu tư tiết kiệm, hiệu quả... 

Thứ hai, về số định danh cá nhân. Đối với quy định sổ định danh 12 số, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí việc quy định 12 số như dự thảo, đồng thời đề nghị bổ sung một số điểm như cấu trúc số định danh, thẩm quyền, phương thức cấp... Để nghiên cứu xây dựng số định danh cá nhân, Bộ Công an và Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chuyên gia, đại biểu Quốc hội, ý kiến các bộ, ngành, nhân dân cũng như tham khảo kinh nghiệm các nước. Theo đó, việc xây dựng 12 số là phù hợp quy mô dân số nước ta hiện nay và lâu dài. Số định danh cá nhân có chứa mã đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc mã số quốc gia đối với người sinh ra ở nước ngoài, là nơi công dân đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính. Việc cấp sổ định danh cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gắn với việc đối sánh qua ảnh chân dung và đặc điểm sinh, trắc học từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân, đảm bảo cho việc truy nguyên từng cá nhân, khẳng định tính duy nhất của số định danh cá nhân. Thường trực Ủy ban đề nghị bổ sung một số nội dung về số định danh cá nhân, trong đó thể hiện rõ cấu trúc, thẩm quyền, phương thức, thời điểm cấp số định danh cá nhân.

Về giấy tờ ghi số định danh cá nhân, hiện có hai loại ý kiến. Một cho rằng cần quy định số định danh cá nhân được ghi vào giấy khai sinh theo Luật Hộ tịch. Hai là đề nghị ghi vào thẻ căn cước công dân theo quy định Luật Căn cước công dân. Theo Ủy ban, cần ghi vào thẻ căn cước công dân chứ không nên ghi vào giấy khai sinh theo Luật Hộ tịch bởi  mục tiêu Đề án 896 đã xác định phát triển thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong quản lý hộ tịch, cư trú, trật tự và một số lĩnh vực khác như: khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu... Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân để phân biệt công dân này với công dân khác nên ghi số định danh vào thẻ là hợp lý.

Thứ ba, về thẻ căn cước công dân, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu đã cho ý kiến việc nên giữ tên gọi “chứng minh nhân dân” hay đổi thành “thẻ căn cước”. Qua thảo luận tại Quốc hội, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên tên gọi “chứng minh nhân dân” do đã quen thuộc với người dân, hiện tất cả các giấy tờ có liên quan đều sử dụng thuật ngữ này. Nếu thay đổi gây xáo trộn và rất lãng phí, phức tạp trong sử dụng do cùng lúc tồn tại hai tên gọi khác nhau.

Riêng về tuổi được cấp thẻ công dân, dự thảo luật cũng có một bước tiến quan trọng so với quy định của pháp luật hiện hành là cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 14 tuổi, ngay từ khi làm thủ tục khai sinh để bảo đảm quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, luật không quy định hạn chế người được cấp thẻ căn cước công dân, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình. Ủy ban Quốc phòng, An ninh tán thành vấn đề này, cho rằng việc cấp thẻ căn cước cho công dân ngay từ khi sinh ra sẽ bảo đảm quyền bình đẳng, không phân biệt theo độ tuổi. Theo đó, thay vì cấp giấy khai sinh cho trẻ khi sinh ra thì cán bộ tư pháp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh có trách nhiệm chuyển thông tin về trẻ được khai sinh cho cơ quan quản lý căn cước công dân. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý căn cước cấp và chuyển lại thẻ căn cước cho nơi đã làm thủ tục đăng ký khai sinh để trả cho công dân.

Quá trình thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, đây là cuộc cải cách lớn trong quản lý nhà nước về dân cư và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân, cắt giảm các thủ tục hành chính phiền hà. Ban soạn thảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học dự luật này. Đối với các ý kiến còn khác nhau, Ủy ban đề nghị cần cân nhắc kỹ để bổ sung, hoàn thiện dự luật. Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công an cần chuẩn bị các điều kiện về nhân, vật lực, các trang thiết bị hiện đại để đảm bảo việc thực hiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Các ý kiến UBTV Quốc hội cũng cho rằng, Luật Căn cước công dân ra đời để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền tự do đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là quyền con người, quyền công dân, được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm

Nguyễn Thành

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文