Một cô giáo miền xuôi bị lũ cuốn trên đường làm nhiệm vụ

15:04 23/10/2007
Trên đường làm nhiệm vụ trở về qua con suối Giăng, xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, cô Mến bất ngờ gặp cơn lũ dữ. Cô Vinh - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Nà Mường (Mộc Châu, Sơn La) chùng giọng xuống: "Trước khi bị lũ cuốn, Mến mang bầu được 4 tháng…".

Về xã Nà Mường, huyện Mộc Châu (Sơn La) những ngày này, chúng tôi được nghe kể nhiều về một cô giáo trẻ người miền xuôi tự nguyện lên miền núi giúp các em nhỏ vùng sâu, vùng xa học tập cái chữ để trở thành người có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, cơn lũ quét hung dữ xảy ra chiều 4/10 vừa qua đã cướp cô giáo yêu quý của những đứa trẻ ở Nà Mường đi thật xa. Và có lẽ, chúng chẳng bao giờ còn được trông thấy cô giáo mến yêu của chúng nữa(?!).

Người mà chúng tôi nhắc tới trên đây là cô giáo Ngô Thị Mến (24 tuổi), quê ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Mến sinh ra trong một gia đình nông dân và là chị cả của hai người em, trong đó một người em đã đi làm, còn một em đang học.

Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Nguyên, khác với nhiều bạn đều muốn tìm về các thành thị lớn để công tác, Mến lại chọn cho mình con đường đi riêng: Đem cái chữ lên miền cao cho bọn trẻ.

Tháng 11/2006, Mến lên nhận công tác tại Trường Mầm non xã Nà Mường. Ở một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, không người thân quen, không nhà cửa, cả phong tục tập quán nơi đây cũng khác so với quê mình, nhưng bằng tấm lòng yêu thương chân thành dành cho bọn trẻ, Mến đã từng bước vượt qua và không mất nhiều thời gian để hòa đồng với cuộc sống mới.

Hằng ngày, để có thể tới lớp dạy học cho các cháu nhỏ, Mến phải vượt qua một đoạn đường dài với những đèo, những suối. Biết là vất vả, khó khăn, song Mến đã chiến thắng bản thân khi không bị những cám dỗ đời thường chi phối trong cuộc sống.

Tháng 2/ 2007, Mến xây dựng gia đình. Chồng Mến là người cùng quê, công tác trong ngành điện. Các cô giáo trong trường tưởng rằng, sau khi cưới, Mến sẽ chuyển công tác về gần chồng để hưởng những ngày tháng hạnh phúc. Nhưng Mến tạm gác tình riêng để ở lại Nà Mường với bọn trẻ.

Hiểu được tấm lòng của vợ với bọn trẻ, chồng Mến cũng cảm thông và tạo điều kiện cho vợ. Chấp nhận dời quê là chấp nhận xa nhà, xa chồng, bao nỗi nhớ mong Mến dành cả cho bọn trẻ. Đáp lại tình cảm chân thành ấy, bọn trẻ luôn quấn quýt cô Mến trong từng bữa ăn, tiết học.

Cảm động hơn là vào ngày nghỉ cuối tuần, bọn trẻ cứ nằng nặc đòi bố mẹ cho tới trường để chơi với cô Mến. Nghĩa tình cô - trò sâu lắng là vậy, thế mà cơn lũ vô tình kia bỗng dưng kéo đến nơi này. Tình cô, nghĩa trò giờ chỉ còn trong ký ức.

Nói chuyện với chúng tôi, cô giáo Trần Thị Vinh - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Nà Mường vẫn còn nhớ như in cái giờ phút định mệnh đối với cô giáo Mến.

Cô Vinh cho biết, lúc ấy vào khoảng 16h ngày 4/10, trên đường cô Mến làm nhiệm vụ trở về qua con suối Giăng, xã Hua Păng, huyện Mộc Châu thì cơn lũ dữ bất ngờ tràn về cuốn trôi tất cả mọi thứ trên đường.

Nhiều người dân ở xa đã nhìn thấy cảnh cô Mến bị cơn lũ dữ nhấn chìm trong dòng xoáy rồi cuốn phăng đi nhưng họ đành bất lực nhìn theo mà chẳng có cách gì cứu giúp.

Rồi cô Vinh chùng giọng xuống: "Trước khi bị lũ cuốn, Mến mang bầu được 4 tháng anh ạ. Cô ấy chưa được hưởng niềm hạnh phúc của người mẹ thì đã… Tất cả giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh cũng như người dân Nà Mường đều rất thương tiếc cô Mến. Ngoài tình thương cho bọn trẻ, cô Mến còn có chuyên môn, được các cháu yêu quý, đồng nghiệp nể phục. Sự việc đau lòng xảy ra với cô giáo Mến là nỗi đau chung của tập thể giáo viên nhà trường. Nhà trường sẽ lưu giữ mãi hình ảnh cô giáo Mến như một tấm gương sáng cho lớp giáo viên trẻ học tập".

Kể từ khi cơn lũ kinh hoàng xảy ra từ ngày 4/10, Công an huyện Mộc Châu đang cùng với chính quyền một số xã tích cực tìm kiếm thi thể cô giáo Mến đang bị mất tích, song đáng tiếc là đến thời điểm này, mọi nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa đem lại kết quả.

Tấm gương cô giáo trẻ Ngô Thị Mến không quản ngại khó khăn dời miền xuôi lên miền núi công tác, và bị cơn lũ giữ cuốn trôi mất tích đã để lại bao nỗi nhớ thương cho các bậc phụ huynh cùng người dân Nà Mường.

Mong rằng, ngành Giáo dục sẽ có sự quan tâm đối với cô giáo Ngô Thị Mến cũng như gia đình cô, để hình ảnh về một cô giáo trẻ giàu nghị lực và đức hy sinh sẽ được nhiều người biết tới hơn nữa

Phương Anh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文