Năm 2014, Việt Nam dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật
Trong lộ trình phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật, Việt
Bên cạnh đó, chính sách chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về 7 lĩnh vực ưu tiên về người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý…
Nói về thành tựu đáng kể của Việt Nam trong việc đảm bảo nhân quyền của mọi thành viên không phân biệt giàu nghèo, giới tính, dân di cư và người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào mọi mặt của xã hội, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Gyorgy Sziraczki tại Việt Nam đã chúc mừng những thành tựu cũng như cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong việc ban hành Luật Người khuyết tật và tiến tới việc phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật. Đi kèm với pháp luật bảo vệ quyền của người khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã và sẽ thực thi những biện pháp và hành động cụ thể để đảm bảo phụ nữ, nam giới và trẻ khuyết tật được đi học, được đào tạo dạy nghề chính quy, được làm việc và được hưởng các dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội công.
Cũng theo Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế Gyorgy Sziraczki, để thúc đẩy chính sách pháp luật hòa nhập, đảm bảo nhân quyền trong lĩnh vực này, Chính phủ cần đầu tư thích hợp để nâng cấp giáo trình và trình độ của giáo viên dạy hòa nhập không chỉ ở bậc tiểu học, cấp trung học cơ sở, phổ thông trung học mà cần có những cải tiến phù hợp đối với dạy nghề chính quy dành cho người khuyết tật.
Một điều nữa, Việt