Người dân phải sống được nhờ rừng mới bảo vệ rừng

17:52 07/06/2017
Chiều 7-6, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi (được Chính phủ đề xuất đổi tên thành Luật Lâm nghiệp) và Luật Thủy sản (sửa đổi).

Tại tổ ĐBQH TPHCM, nhiều ý kiến bày tỏ quan tâm đến khái niệm “chủ rừng”, cũng như quyền sở hữu và một số quyền khác của chủ rừng. ĐB Trương Trọng Nghĩa nhận xét: “Nói chủ rừng sở hữu rừng thì chắc là nói đến cây cối trên đất rừng thôi, chứ không phải bao gồm cả đất, vậy phải có định nghĩa thế nào cho chính xác, việc khai thác cũng cần phải quy định cụ thể hơn. Sinh cảnh và các loài vật quý hiếm trên đó thì có thuộc sở hữu của chủ rừng không”.

ĐB Dương Ngọc Hải thì băn khoăn về quy định “kinh doanh” rừng và cho rằng ở đây, khái niệm này hàm ý “làm dịch vụ và khai thác, chứ đất rừng thì không thể đem bán được”.  Cùng quan điểm bảo vệ tối đa diện tích đất rừng, ĐB Ngô Tuấn Nghĩa nhất trí với quan điểm của Ban soạn thảo không quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng” là chủ rừng; đồng thời hạn chế các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. ĐB Ngô Tuấn Nghĩa cho rằng: “Những quy định về khai thác kinh doanh lâm sản phải giữ được kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc, là những người trực tiếp giữ rừng và có cuộc sống gắn bó với rừng”.

Quốc hội làm việc tại tổ

Theo ĐB Sùng Thìn Cò: Kẻ thù của rừng là con người, bạn thân của rừng cũng là con người. Trồng rừng cũng là dân phá rừng cũng là dân. “Nếu các chủ trương, chính sách pháp luật của mình chưa đi vào cuộc sống người dân thì tôi nghĩ mất đi nhiều, được thì rất ít. Ở trên Hà Giang, 4 huyện vùng cao là núi đá, nước chả có, khí hậu thì khắc nghiệt. Ngày xưa có những loại cây rừng như cây nghiến, cây đinh, cây trai, thông đá… toàn là gỗ quý. Nhưng dân mình chả giữ được, phá hết. Đưa các loại cây khác đến trồng cũng không lên được. Các khu vực rừng đặc dụng, theo quy định của pháp luật là không được bố trí dân cư ở gần. Nhưng ở Hà Giang, người đông, đất ít. Trên núi nhiều đá cũng chả ở được. Rừng đặc dụng có một chút đất. Không ai bỏ cuộc sống được, ai cũng phải kiếm kế sinh nhai".

"Lâm tặc là ai? Chính là dân của mình. Nhưng mình vẫn phải làm tốt công tác tuyên truyền. Phải gắn với hệ thống chính trị và phổ biến tuyên truyền. Không dựa vào dân là không giữ được. Tôi đã nghĩ những cây nghiến to và rừng giờ ở nước ta không nhiều, không mênh mông như ở Lào, phải đánh số thứ tự, giao cho dân, kiểm tra định kỳ và để dân quản lý. Hàng triệu năm nay mới có những cây như thế. Giờ ta phải tăng trồng rừng công nghiệp, chế biến, rồi sản xuất đồ gỗ thay thế cho đồ gỗ tự nhiên. Ta phải nghiên cứu xuất khẩu gỗ thế nào, nhập khẩu, chế biến gỗ ra sao. Phải lo, nghĩ, tính toán cho dân. Thì như thế mới khuyến khích được dân trồng rừng" - ĐB hiến kế.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, qua thảo luận nổi lên vấn đề lớn, đó là cơ chế chính sách để bà con trồng rừng sống được. Họ phải sống được thì mới bảo vệ được rừng. “Hỗ trợ kế sinh nhai cho người dân ở vùng lõi rừng như thế nào, làm sao bảo đảm để họ sống được, đó là điều mà luật phải thiết  kế  được. Phân bổ nguồn lực quốc gia như thế nào để  hỗ trợ trồng rừng cũng phải tính”, ông Cường nói.


Vũ Hân

Chiều 10/1, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Quốc Nam, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文