Nhiều nội dung mới trong dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

09:09 13/07/2012
* Trình phương án Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu
* Người có hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo trước khi bị phát hiện sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
* Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với nhiều điểm mới so với luật hiện hành. Đáng chú ý, dự thảo luật quy định, người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đây là quy định mới nhằm khuyến khích người có hành vi tham nhũng chủ động khai báo, hợp tác với cơ quan chức năng, chủ động nộp tài sản đã chiếm đoạt để khắc phục hậu quả. Đồng thời "người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện". Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc xử lý tham nhũng triệt để, ngăn chặn hiện tượng tham nhũng rồi tìm cách chuyển công tác, nghỉ hưu… với mục đích "hạ cánh", trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.

Dự luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: cấm đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. Nghiêm cấm việc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu cáo, vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác; trốn tránh việc kê khai một phần hoặc toàn bộ tài sản, thu nhập; cản trở việc xác minh tài sản, thu nhập; sử dụng trái pháp luật bản kê khai tài sản, thu nhập. Để phòng ngừa tham nhũng, thêm quy định mới như: cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên cải tiến công tác, tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động của mình, tạo thuận lợi để công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng chuyển khoản...

Dự luật quy định, tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.

Đặc biệt, tại Điều 88, quy định "Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng", Ban soạn thảo đưa ra 3 phương án. Phương án 1: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu. Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Phương án 2: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Phương án 3: Không có quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, cả 3 phương án nêu trên đều thay đổi so với quy định hiện hành. 

Việc thay đổi mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng lần này được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Nghị quyết nhấn mạnh, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), chú trọng cả phòng và chống tham nhũng, lãng phí; tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Ban chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sẽ được Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ tại phiên họp tới. Sau đó, Chính phủ sẽ trình ra UBTV Quốc hội và sẽ được Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ 4 diễn ra vào cuối năm nay

Đ.Trường

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文