TS Trần Du Lịch:

'Quy định trần lãi suất không giải quyết được vấn đề cho vay nặng lãi'

14:28 09/06/2015
Trong thảo luận về dự án Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) đang được Quốc hội bàn trong hôm nay và ngày mai, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quy định trần lãi suất thoả thuận không được vượt quá 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều ý kiến đại biểu ủng hộ giữ trần này, một số đại biểu lại cho rằng nó trái nguyên tắc thị trường và không có tác dụng ngăn ngừa cho vay nặng lãi, tín dụng đen.

Chúng tôi đã có trao đổi với TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM xoay quanh nội dung này.

PV: Xin ông cho biết quan điểm về quy định lãi suất cho vay thỏa thuận không vượt quá 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước đang được đưa tại dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi)?

TS Trần Du Lịch: Tôi nói luôn là không nên quy định như vậy. Ai trả lời được lãi suất cơ bản là cái lãi suất gì? Vấn đề điều tiết lãi suất là vấn đề khác, còn vấn đề trị tội cho vay nặng lãi thì nên quy định bằng một cách khác. Bộ Luật Dân sự trước đây đã trói lãi suất ngân hàng, rồi Quốc hội phải ra một nghị quyết giải tỏa vấn đề đó. Thực sự thì Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất bằng các công cụ chứ có điều hành qua lãi suất cơ bản đâu. Hơn nữa, chúng ta đi đến nền kinh tế thị trường, thì không nên tư duy theo cách đó.

PV: Ông có cho rằng việc thả nổi lãi suất sẽ gây khó khăn cho việc quản lý tín dụng đen như nhiều người lo ngại không?

TS Trần Du Lịch: Chúng ta phải có quy định khác, phải xem Bộ luật Dân sự, rồi Bộ luật Hình sự của các nước người ta chống tín dụng đen, chống cho vay nặng lãi bằng kiểu gì. Phải xem động cơ bóp chẹt, ép buộc người vay trong một số tình thế để trục lợi thì chúng ta có nhiều cách để trừng trị, chứ không thể nào lại bóp méo thị trường.

TS. Trần Du Lịch – Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh.

PV: Ông có cho rằng tự do hóa lãi suất thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh hơn không?

TS Trần Du Lịch: Lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu về tín dụng. Nói nôm na nó là cái giá của đồng tiền. Hiện nay trong Luật tổ chức tín dụng thì chúng ta đã hướng tới cái đó rồi. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước lâu nay cũng không có công bố lãi suất cơ bản là thế nào để cơ quan hình sự căn cứ vào đó xử lý những trường hợp cho vay nặng lãi. Quốc hội cũng vì cái Bộ luật Dân sự (2005) trói buộc nên đã ra Nghị quyết thoát vấn đề này để áp dụng lãi suất thỏa thuận. Chúng ta phải làm như vậy để chờ sửa đổi Bộ luật Dân sự. Thế mà bây giờ lại quay trở lại như cũ là sao? Tôi cũng chẳng hiểu đưa ra con số 150% hay 200% là cơ sở gì? Chúng ta đừng có làm cái chuyện như vậy.

Còn cái tội cho vay nặng lãi, tức là hành vi ép buộc người dân trong một tình thế nào đó thì nhan nhản trong thực tế đời sống. Người ta cho vay ngày, cho vay đêm, cho vay ở các chợ… thì chúng ta có áp dụng được luật được đâu. Do vậy, cái này quy định như vậy thì chỉ chết các ngân hàng thôi, trong khi ở đời sống thực tế thì không giải quyết được gì.

PV: Ông cho rằng có hệ luỵ nào không nếu chúng ta vẫn giữ trần lãi suất?

TS Trần Du Lịch: Thật sự là hiện nay trong dân người ta cho vay ngày, vay tháng nặng lãi mà không trị được. Thế chúng ta làm luật như vậy là để trị ngân hàng, trói ngân hàng à? Chúng ta phải hiểu là các ngân hàng làm sao có thể cho vay nặng lãi được, tất cả đều phải minh bạch, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vậy thì tại sao lại ra một điều luật trái với quy luật thị trường để trói buộc các ngân hàng? Mục tiêu chúng ta hướng tới là trị nhóm cho vay nặng lãi trong dân chúng, vậy thì ta phải tìm cách nào để giải quyết chỗ này trong luật hình sự.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nam Phương

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Riêng quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II (2024 - 2029). Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội. Cùng dự Đại hội còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật cùng đông đảo người làm điện ảnh trên cả nước.

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Sau khi tất cả hành khách xuống xe đi vào nhà hàng ăn cơm, anh N.C.K., phụ xe khách đã chui xuống gầm xe để kiểm tra hệ thống phanh thì bất ngờ xảy ra sự cố và bị xe đè lên người dẫn đến mắc kẹt dưới gầm xe, không thể thoát ra ngoài.

Ngày 27/11, liên quan đến tình trạng khai thác vàng trái phép ở xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, lãnh đạo UBND huyện cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công an và các đơn vị liên quan trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.

Mở rộng vụ án “Buôn lậu”, “Trốn thuế” xảy ra tại Công ty TNHH Pretty Vina, Khu công nghiệp Hòa Mạc, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố, bắt giam Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và Chi cục trưởng về tội nhận hối lộ.

Tại hiện trường sạt lở, mưa gió vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một khối lượng lớn bùn non vẫn tràn xuống mặt đường. UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết, lượng mưa tại khu vực có tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan qua địa bàn huyện, trong những ngày qua lên tới 1.099mm và 2.577mm, đỉnh Bạch Mã thậm chí vượt 2.997mm...

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文