Sáng kiến lập pháp đầu tiên của đại biểu Quốc hội chưa thành hiện thực
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn nghị sỹ trẻ Ban Thanh niên Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản
- "Sáng kiến" lập pháp đầu tiên chưa thuyết phục được Thường vụ Quốc hội
- Đề nghị Quốc hội giám sát trạm thu phí Cai Lậy
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo giám sát các dự án BOT
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ với dự án luật theo hướng: Tuy đã được chuẩn bị một cách nghiêm túc, công phu, nhưng về cơ bản, dự án Luật có nhiều vấn đề chưa hợp lý, rất khó có thể khắc phục, nhất là về phạm vi điều chỉnh; về bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; về bảo đảm tính minh bạch và khả thi theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ thấy rằng việc xây dựng, ban hành Luật này sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cả về trình tự, thủ tục và nội dung; không bảo đảm tính khả thi. Do vậy, việc xây dựng, ban hành Luật này là chưa cần thiết.
Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, sự nỗ lực, cố gắng của Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh và Ban soạn thảo trong việc đề xuất và chủ trì xây dựng dự án Luật. Những kết quả nghiên cứu xây dựng dự án luật có giá trị sẽ được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, sử dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Trước đó, ngày 18-8, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật này và chưa bị thuyết phục bởi những gì được chuẩn bị.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh - Chủ nhân của sáng kiến lập pháp đầu tiên từ Đại biểu Quốc hội |
Thẩm tra dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng: Những lý do về sự cần thiết ban hành Luật được nêu trong Tờ trình chưa có tính thuyết phục.
Tờ trình chưa xác định được những tồn tại, bất cập cụ thể trong các quy định của pháp luật hiện hành; chưa lý giải, làm rõ được luật sẽ giải quyết được những thiếu sót, bất cập cụ thể nào của nền hành chính nước ta hiện nay; do đó, chưa làm nổi bật được sự khác biệt giữa việc có Luật Hành chính công với việc không có Luật này.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng chưa lý giải thuyết phục được Luật này thể chế các quan điểm, chính sách nào của Đảng, quy định nào của Hiến pháp, nội luật hóa được các cam kết quốc tế nào như mục đích đặt ra trong Tờ trình.
Tờ trình không lý giải rõ lý do tại sao chỉ quy định một số nội dung mà không phải là toàn bộ nền hành chính; tại sao chỉ điều chỉnh một số nội dung nhưng tên gọi lại là Luật Hành chính công với phạm vi rất rộng...
Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc về sự cần thiết ban hành dự án Luật Hành chính công để tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung và phạm vi điều chỉnh với các văn bản luật hiện hành. Có ý kiến cho rằng, sẽ thực tế và khả thi hơn nếu nghiên cứu thu hẹp phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật theo hướng tập trung điều chỉnh đối với một hoặc một số vấn đề của nền hành chính chưa được quy định trong các luật khác, nhưng phải bảo đảm xây dựng các quy phạm thực chất, cụ thể, chi tiết để có thể áp dụng được trên thực tế, còn nếu chỉ chung chung như dự Luật này thì không khả thi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá việc xây dựng (dự án luật) là cố gắng, nhưng sẽ khó khăn trong khi Chính phủ chưa có quan điểm rõ về dự án này, bởi Chính phủ phải đồng tình mới đưa ra Quốc hội được. Đến nay, Chính phủ đã bày tỏ rõ quan điểm, số phận của dự án cũng đã được xác định.