TW Hội Nông dân có trách nhiệm bảo vệ nông dân trước việc thủy điện xả lũ gây thiệt hại

09:55 10/12/2013
Như Báo CAND đã từng kiến nghị Hội Nông dân sẽ là tổ chức đại diện cho quyền lợi của những người dân bị thiệt hại do xả lũ, ngày 9/12, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban với 12 Hội Nông dân các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên, diễn ra tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Tại buổi giao ban này, nhiều đại diện Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung đã kiến nghị với Trung ương Hội Nông dân những việc như sau: Trung ương Hội cần xây dựng một quỹ an sinh xã hội; nâng cao đề án đào tạo nghề lao động cho nông dân...

Trong đó nóng nhất là việc kiến nghị xử lý đối với các thủy điện xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho nông dân trong đợt bão lũ vừa qua. Các đại diện yêu cầu Trung ương Hội Nông dân cần vào cuộc lên tiếng nói chung đối với các chủ đầu tư thủy điện để giải quyết tình trạng xả lũ tùy tiện, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.

Ông Vũ Văn Thẩm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam, kiến nghị: “Không riêng gì tại Quảng Nam, mà vấn đề thủy điện lâu nay có khái niệm rất nóng tất cả nhiều nơi. Thật ra, thủy điện ảnh hưởng môi trường rất lớn, nhưng việc này đã nói đi, nói lại tại Quảng Nam rất gay gắt và quyết liệt, nhưng “các ảnh” (thủy điện-PV) lúc nào cũng nói xả đúng quy trình. Đúng quy trình là đúng với “ảnh”, chứ có đúng với dân đâu. Vì sao các thủy điện không chịu tích nước nhẹ nhàng vào mùa mưa mà lại đi tích đầy nước, cho đến khi có mưa lớn các “ảnh” đua nhau xả, “nước dập nước, lũ dập lũ”, đồng bằng bị nhấn chìm ngập trong nước tạo nên vấn đề rất bức xúc, ảnh hưởng đến nông dân trên địa bàn. Nên Trung ương Hội cần có tiếng nói, nghiên cứu, chứ hiện nay vấn đề này rất nóng, vừa rồi Quốc hội nói nhiều, nhưng vẫn nói vòng quanh với nhau thì không được…”.

Buổi giao ban của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Bên lề giao ban, phóng viên báo chí đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, xung quanh vấn đề thủy điện xả lũ. Ông Lượng thẳng thắn: “Không riêng gì các tỉnh, thành phố của khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà có thể nói, các địa phương khác, hiện nay có nhiều dự án thủy điện đang gây lo lắng cho nông dân. Vừa qua Quốc hội cũng đã đặt nhiều vấn đề này rồi. Thực trạng nhất là ở dưới cơ sở, nhất là các cấp Hội Nông dân ở gần nông dân hết sức lo lắng, vì lo cho đời sống bà con nông dân. Tôi ví dụ, những công trình thủy điện là phải khai thác rừng mới làm thủy điện được, còn người dân chuyển đến nơi tái định cư ở. Các khu tái định cư phải bắt buộc bằng hoặc hơn nơi cũ, nhưng hiện nay nhiều khu tái định cư của các thủy điện chưa hoàn thiện và chưa bằng nơi ở cũ, người nông dân chưa có đất sản xuất. Người dân tái định cư chỉ cần có đất nông nghiệp sản xuất nhằm có cái ăn tại chỗ, chứ chưa nói đến làm giàu. Đối với Trung ương Hội Nông dân đã có nhiều ý kiến, có đề án đất nông nghiệp để chuyển đổi làm thủy điện, tác động ảnh hưởng đến đời sống nông dân ở vùng có thủy điện, tổ chức Hội, phong trào Hội ở đó như thế nào… Tôi cũng đề nghị với các bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ cần rà soát lại rất kỹ, những nơi nào cần thiết, đủ điều kiện, có lợi làm mới thủy điện thì làm, còn không hãy loại ra tránh gây lo lắng cho dân”.

Vậy, nếu người dân vùng bị ảnh hưởng muốn khởi kiện chủ đầu tư thủy điện xả lũ gây thiệt hại, Trung ương Hội Nông dân có đứng ra giúp nông dân, hay bảo lãnh nông dân kiện hay không? Ông Nguyễn Duy Lượng xác nhận: “Chúng tôi đã nhận một số đơn của nông dân, và đã chuyển về cho các cấp Hội xem xét giải quyết, còn những vấn đề nào vượt cấp không giải quyết được thì chuyển về cho chúng tôi. Trung ương Hội sẽ có trách nhiệm với nông dân trong việc này. Vì, Trung ương Hội có một trung tâm tư vấn pháp luật cho nông dân miễn phí, kể cả lưu động, những nơi nào tập trung điểm nóng. Ngoài ra, Trung ương Hội Nông dân còn phối hợp với Công ty Luật Hồng Bách tư vấn miễn phí cho nông dân để báo cáo lại cho Đảng, Nhà nước biết…”

An Khang

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.