Thành lập 3 thị xã: Hoài Nhơn; Đông Hòa, Nghi Sơn

21:10 22/04/2020
Chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập 3 thị xã: Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa với 100% thành viên tán thành.


Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định là 3 đề án nâng cấp đô thị thành lập thị xã và phường trên cơ sở nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp. Theo báo cáo thẩm tra việc việc thành lập 3 thị xã cho thấy, hồ sơ các đề án đã được Chính  phủ, chính quyền các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với Nghị quyết về việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2020.

Trước đó, các thành viên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định.

Báo cáo thẩm tra về việc thành lập 03 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ: Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết thành lập thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và các phường trực thuộc các thị xã với những lý do nêu trong các Tờ trình và Đề án của Chính phủ.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thành lập các thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và các phường thuộc các thị xã với những nội dung nêu trong Tờ trình, Đề án của Chính phủ và đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ý kiến tham gia thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.

Toàn cảnh buổi họp.

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật, một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, một số tiêu chí về phân loại đô thị trong Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thật sự phù hợp với thực tế phát triển đô thị của nước ta là hướng tới các đô thị sinh thái, đô thị xanh,… chẳng hạn như vấn đề quy mô và mật độ dân số, vấn đề tỷ lệ diện tích đất xây dựng đô thị, đất phi nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp,… Vì vậy, đề nghị Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện cần rà soát, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập để tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hinh thực tế. 

Về các dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung một số nội dung liên quan đến vị trí tiếp giáp và số lượng các đơn vị hành chính (đối với Nghị quyết thành lập thị xã Hoài Nhơn), nội dung thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với Nghị quyết thành lập thị xã Đông Hòa) và chỉnh lý lại văn phong, kỹ thuật của tất cả các Nghị quyết.

Trường hợp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp này, đề nghị thống nhất xác định thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết là ngày 1/6/2020 để các cơ quan, tổ chức và địa phương có thời gian cho công tác chuẩn bị, kiện toàn tổ chức, thay đổi tên gọi, con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập.

Thu Thuỷ

Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ chỉ tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine trong tuần này nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có mặt, một trợ lý của nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ngày 13/5, một tuyên bố như nhằm thử thách Điện Kremlin thể hiện sự chân thành trong việc tìm kiếm hòa bình.

Chiều 13/5, Học viện ANND đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, công tác chiến đấu của cán bộ trinh sát an ninh trong tình hình hiện nay: Những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ và các đơn vị liên quan”. Trong vụ án này có 23 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và hàng loạt cựu giám đốc các bệnh viện về tội “Nhận hối lộ”.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.