Tìm giải pháp gỡ khó, thúc đẩy phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên

16:15 16/02/2019
Sáng 16-2, tại TP Huế, Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) phối hợp với Bộ VHTT&DL, Bộ KH&ĐT, Ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung và UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên (MT-TN).

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chinh trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chinh trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 19 tỉnh, thành phố khu vực MT-TN; các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế, du lịch.

Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên diễn ra tại TP Huế trong ngày 16-2.

Khu vực MT-TN gồm 19 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên gần 152 ngàn km2, dân số hơn 24 triệu người. Khu vực có 1.870 km đường bờ biển, hơn 1.500 km biên giới đường bộ với Lào và Campuchia, là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, có lãnh thổ trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á. Hiện toàn khu vực có 12 sân bay với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Ngoài ra khu vực còn có 9 vườn quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và là nơi tập trung 9 Di sản văn hóa thế giới. Năm 2018, khu vực MT-TN đón 56 triệu lượt khách với hơn 9,5 triệu lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 28% khách quốc tế cả nước); tổng thu từ du lịch hơn 110 ngàn tỷ đồng (chiếm khoảng 18,75% tổng thu du lịch của cả nước). Những con số này là minh chứng khẳng định du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở khu vực MT-TN.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Dù đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng hiện du lịch khu vực MT-TN phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng khi lượng khách du lịch ở vùng MT-TN phân bổ không đều, tổng doanh thu từ du lịch còn thấp, chỉ đạt 18,75% cả nước, chưa thu hút thị trường khách du lịch cao cấp, hệ thống hạ tầng du lịch còn hạn chế, cơ sở vật kỹ thuật còn thiếu khi khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao chỉ chiếm khoảng 17% cả nước.… Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy lợi thế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và tính cạnh tranh so với các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á. Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá rõ tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch vùng MT-TN nhằm tìm ra các giải pháp đột phá đưa du lịch MT-TN thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá cao tiềm năng du lịch khu vực MT-TN. Tuy nhiên, hiện các tỉnh vẫn chưa khai thác du lịch tương xứng với thế mạnh của mình, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh. Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện kiến nghị các tỉnh khu vực MT-TN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ về phát triển du lịch; phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên, giá trị di sản văn hóa vốn có; chú trọng đào đạo nguồn nhân lực và đảm bảo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu rõ thực trạng và những vướng mắc, khó khăn của ngành du lịch ở khu vực MT-TN.

Trong khi đó, PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam thẳng thắn đánh giá: “Thực trạng hiện nay là các tỉnh MT-TN đang kiểu “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự liên kết chặt chẽ vùng. Do đó Chính phủ cần trao quyền tự chủ cho các địa phương để chủ động tổ chức phối kết hợp. Mặt khác, cần có các chính sách như miễn thị thực để thu hút du khách các nước trên thế giới; chú trọng thu hút nhà đầu tư chiến lược, điều mà hiện Đà Nẵng thực hiện rất hiệu quả”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu chứng kiến lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế trao quyết định chủ trương đầu tư dự án cho doanh nghiệp.

Là một trong những doanh nghiệp lớn đóng góp không nhỏ cho ngành du lịch TP Đà Nẵng, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group dẫn chứng, với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, hiện TP Đà Nẵng là điểm đến của các sự kiện, lễ hội hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên để Đà Nẵng và các tỉnh thành khu vực MT-TN thu hút du khách hơn nữa thì Chính phủ và các địa phương cần tạo điều kiện đầu tư cảng biển, sân bay lớn, hiện đại, phát triển sản phẩm tổ hợp du lịch độc đáo và cần có chính sách nới lỏng visa, mở cửa bầu trời, tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch quy mô, bài bản.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu chứng kiến lễ trao quyết định chủ trương đầu tư dự án cho doanh nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những kết quả trong phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố khu vực MT-TN thời gian qua. Thủ tướng nhận định, khu vực MT-TN là nơi hội tụ đầy đủ tài nguyên du lịch với nhiều Di sản văn hóa thế giới, có gần 2.000 km bờ biển đẹp, là nơi sinh sống 47/54 dân tộc anh em, tạo ra kho tàng văn hóa đặc sắc và là nơi giao thoa văn hóa Đông Tây kim cổ. Tuy nhiên, hiện ngành du lịch của cả nước và của MT-TN đang còn mất cân đối, thiếu bản sắc để thu hút du khách toàn cầu. Tài nguyên du lịch MT-TN còn là viên ngọc thô, chưa được mài giũa, bị phân mảnh dẫn đến tình trạng lãng phí hoặc sử dụng không hiệu quả. Đặc biệt, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đến các tỉnh, thành phố MT-TN còn thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn chưa đáp ưng nhu cầu du khách; các dịch vụ đi kèm, vui chơi giải trí, trải nghiệm còn nghèo nàn… 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sau hội nghị này, các địa phương ở khu vực MT-TN cần rà soát lại tài nguyên du lịch của tỉnh mình, cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, không ngừng đổi mới sáng tạo và chú trọng các sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương, góp phần quảng bá, đưa văn hóa du lịch bản địa đến với du khách được sâu đậm hơn. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, homestay, cơ sở hạ tầng, giao thông và các loại hình dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Nhân dịp này, với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các tỉnh, thành phố khu vực MT-TN đã trao quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án cho các Tập đoàn, doanh nghiệp.


Anh Khoa

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文