Từ thảm họa Chernobyl: Thế giới lo chuyện an toàn hạt nhân

16:07 26/04/2011
Một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ucraina (26/4/1986), song những bài học về an toàn hạt nhân chưa bao giờ mất đi tính thời sự của nó.

Đặc biệt trong bối cảnh trận siêu động đất gây sóng thần lịch sử xảy ra ngày 11/3 vừa qua tại Nhật Bản đã gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 càng khiến bài học về an toàn hạt nhân trở nên đắt giá hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh những lo ngại về an toàn hạt nhân đang gia tăng, nhiều nước trên thế giới đã phải xem xét lại chiến lược phát triển loại năng lượng này. Nhiều quốc gia cũng đồng loạt xem xét lại độ an toàn của các lò phản ứng vì đa số nhà máy điện hạt nhân trên thế giới hiện nay có cơ chế hoạt động tương tự Fukushima - tức là thế hệ lò phản ứng hạt nhân thứ hai, được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ trước.

Chỉ một số ít nước có lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba với độ an toàn cao hơn, chẳng hạn như Pháp, song về mặt kỹ thuật cũng không khác biệt nhiều so với thế hệ trước. Điều đáng lưu ý ở đây là cho dù mức độ rủi ro cao, song năng lượng hạt nhân lại là nguồn năng lượng khó có thể thay thế nếu xét về trung hạn. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA), tới năm 2050, nhu cầu sử dụng điện của thế giới sẽ tăng gấp ba lần so với hiện nay. Mức tăng nhu cầu khổng lồ này không thể được đáp ứng đủ bằng các nguồn năng lượng sạch như gió và Mặt Trời. Bên cạnh đó, các nguồn nguyên liệu truyền thống để sản xuất điện như than và nước đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn trong tương lai gần. Hiển nhiên, việc nâng cao mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân là yêu cầu cấp bách và không thể trì hoãn.

Một cậu bé chỉ vào bức ảnh của bà mình tại tấm bia tưởng niệm nạn nhân trong vụ Chernobyl ở Slavutich, Ukraine. Ảnh: AFP.

Những ngày qua, nhân 25 năm ngày xảy ra thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, thủ đô Kiép của Ucraina đã chứng kiến hàng loạt hoạt động dồn dập, với các hội nghị quốc tế, hội thảo ... với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới và các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhằm mục đích giúp cộng đồng quốc tế rút ra những bài học cần thiết để tăng cường an toàn hạt nhân trong tương lai, phát triển các kế hoạch khẩn cấp về phòng ngừa và phản ứng, nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng trong những trường hợp khẩn cấp về hạt nhân.

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn và đổi mới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tư duy lại trên phạm vi toàn cầu về an toàn hạt nhân.

Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ucraina cách đây 25 năm và sự cố rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản vừa qua đã cho thấy tác động của tai nạn hạt nhân là không biên giới. Thế giới cần đảm bảo chắc chắn rằng sử dụng năng lượng hạt nhân vì các mục đích hòa bình với độ an toàn hạt nhân cao nhất.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi rà soát lại mọi chi tiết của các quy chế an toàn hạt nhân; các nước phải ứng dụng tiêu chuẩn cao nhất về phòng ngừa tai nạn hạt nhân, cho phép giám sát độc lập tại các nhà máy điện hạt nhân và đảm bảo mức độ minh bạch cao nhất để giành được lòng tin của người dân. Các nhà máy điện hạt nhân phải được xây dựng đảm bảo chống được động đất, sóng thần, cháy nổ hoặc lũ lụt.

Ông Ban Ki-moon cũng kêu gọi các nước sử dụng năng lượng hạt nhân cần nỗ lực tăng cường hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, sử dụng cơ quan này của LHQ để chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết về các vấn đề an toàn hạt nhân. Do IAEA hiện tại thiếu quyền lực để giám sát thực hiện các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, ông nhấn mạnh cần tăng cường quyền hạn của IAEA và ủng hộ IAEA triệu tập hội nghị cấp bộ trưởng 151 thành viên, thảo luận về các vấn đề an toàn hạt nhân vào tháng 6 tới để rút ra bài học từ khủng hoảng hạt nhân Fukushima.

Hiện thế giới đang ưu tiên nghiên cứu phát triển các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới dựa trên việc đúc rút những bài học đắt giá từ thảm họa hạt nhân Chernobyl và sự cố hạt nhân Fukushima. Đó là phải phát triển hạt nhân hòa bình trên những nguyên tắc hoàn toàn khác, với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân có độ an toàn tự nhiên, trong đó lò phản ứng sẽ được bảo vệ trước sự cố nghiêm trọng bằng quy luật tự nhiên, chứ không chỉ bằng các thiết bị kỹ thuật.

Lò phản ứng thế hệ mới có khuynh hướng tiến tới chu kỳ khép kín, tức là có khả năng đốt cháy phần lớn chất thải để đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính. Đó là tiết kiệm tài nguyên; tiết kiệm về chu kỳ nhiên liệu; hạn chế chất thải phóng xạ; hạn chế sự phổ biến vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, các lò phản ứng không được bố trí quá gần nhau, dẫn đến việc vụ nổ tại một lò phản ứng cản trở công việc tại những cơ sở bên cạnh. Và điều quan trọng không kém là công tác đào tạo nhân viên nhà máy điện hạt nhân làm việc trong điều kiện xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Yếu tố con người ở đây cần được coi trọng hơn bao giờ hết nếu lưu ý rằng nguyên nhân gây ra thảm hoạ Chernobyl, bên cạnh các lỗi cố hữu trong thiết kế của lò phản ứng, còn do lỗi của những người điều hành - họ chủ ý bỏ qua các biện pháp phòng ngừa, các rào cản an toàn và sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Thảm họa Chernobyl và khủng hoảng hạt nhân Fukushima một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh việc bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân không phải là trách nhiệm của riêng quốc gia hay cá nhân nào.

Bản tuyên bố được thông qua tại Hội nghị quốc tế với chủ đề "25 năm thảm họa Chernobyl. An toàn cho tương lai" đã kêu gọi các nước nhanh chóng tham gia Công ước về an toàn hạt nhân và kiểm tra độ an toàn của các nhà máy điện nguyên tử trong tình trạng giả định xảy ra biến cố hoặc thiên tai. Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự chung tay hợp tác và trao đổi kinh nghiệm tiên tiến giữa các nước trong việc vạch kế hoạch, bố trí, xây dựng và đưa vào hoạt động các cơ sở năng lượng nguyên tử sẽ góp phần nâng cao độ an toàn của những cơ sở này

Thanh Tùng

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文