Vì sao đủ tiêu chuẩn vẫn không được bổ nhiệm chức danh?

15:50 26/12/2009
Vừa qua, tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, 65 nhà giáo được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và 641 nhà giáo được trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư (PGS).

Như những năm trước, sau khi nhận giấy chứng nhận chức danh, các nhà giáo đương nhiên trở thành các tân PGS, GS. Song bắt đầu từ năm 2009, sau khi nhận giấy chứng nhận, các nhà giáo lại phải trải qua khâu chờ bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Nếu được bổ nhiệm, họ mới được gọi là các GS, PGS. Quy trình bổ nhiệm như thế nào, liệu có tình trạng "chạy" bổ nhiệm hay không, trường hợp không được bổ nhiệm trong năm nay thì năm sau có được xét bổ nhiệm lại?

Xung quanh vấn đề này, PV Báo CAND đã trao đổi với GS.TSKH Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký HĐCDGSNN và PGS.TS Nguyễn Hữu Bạch - Chánh Văn phòng HĐCDGSNN.

PGS Nguyễn Hữu Bạch: Cơ sở giáo dục đại học (CSGD ĐH) bổ nhiệm GS, PGS phải theo đúng chuyên ngành mà cơ sở có nhu cầu. Ví dụ Trường ĐH Kinh tế quốc dân thiếu GS, PGS về triết học, thì sẽ được quyền công bố thiếu GS, PGS về triết học và chỉ những nhà giáo về chuyên ngành đó mới được ứng cử. Với quy trình mới này, sẽ có người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh, nhưng chưa chắc đã được bổ nhiệm, nếu như CSGD đó chưa có nhu cầu. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và các tân GS, PGS năm 2009. Ảnh: Duy Hiển.

PV: Một số ứng viên cho biết, việc xem xét nhu cầu cần bổ nhiệm bao nhiêu GS, PGS, nên được rà soát trước khi tiến hành xem xét công nhận chức danh, như vậy việc công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh sẽ sát thực tế, sát với nhu cầu của chính CSGD hơn. Và như vậy sẽ tránh được hiện tượng, người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh rồi, mà lại không được bổ nhiệm ở chính nơi mà mình đang công tác giảng dạy.

GS Trần Văn Nhung: Đất nước chúng ta có khoảng 85 triệu dân, trong khi chúng ta mới có khoảng 1.300 GS và khoảng hơn 7.000 PGS. Như vậy, 1 vạn người mới có 1 GS hoặc PGS, tỉ lệ này quá thấp, chúng ta đang rất thiếu GS và PGS. Hiện nay, ĐH Tây Bắc chỉ có 1 PGS, ĐH Tây Nguyên cũng có rất ít GS, PGS. ĐH An Giang khi GS Võ Tòng Xuân về làm hiệu trưởng thì chỉ mình ông có chức danh GS. Trong chiến lược xây dựng cán bộ, các trường đều nêu rõ tỉ lệ PGS, GS là bao nhiêu. Tách hai khâu công nhận chức danh và bổ nhiệm chức danh là một cơ chế khoa học để luân chuyển cán bộ. Theo tôi, trường hợp nào mà hai năm không CSGD nào bổ nhiệm chức danh GS, PGS thì có lẽ phải làm lại trường hợp đó.

PV: Sau 2 năm, ứng viên không được bổ nhiệm thì tấm giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh còn giá trị không? Liệu có nảy sinh hiện tượng tiêu cực, chạy chọt?

GS. Trần Văn Nhung: Sau 2 năm nếu ứng viên không được cơ sở nào bổ nhiệm, thì tấm giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cũng chỉ giữ để làm kỷ niệm vì nó chỉ có giá trị trong 2 năm.

PV: Vậy có chuyện "chạy" bổ nhiệm không? HĐCDGS NN có chế tài gì để hạn chế các hiện tượng tiêu cực không?

PGS Nguyễn Hữu Bạch: Theo tôi không thể "chạy" được, thứ nhất anh phải đạt tiêu chuẩn chức danh, thứ hai phải bổ nhiệm đúng chuyên ngành. Tất cả các bước bổ nhiệm đã được nêu rõ trong bản dự thảo chính là để hạn chế thấp nhất tiêu cực.

PV: Các giáo viên có quyền được đến các trường khác để xin bổ nhiệm phải không?

GS. Trần Văn Nhung: Đúng như vậy! Như thế mới là cách làm hay, tạo một cơ chế tự nhiên để luân chuyển cán bộ về những nơi mà còn thiếu PGS, GS. Theo quy định, các cơ sở phải công bố công khai số lượng GS, PGS mà họ đang thiếu.

PV: Một số ứng viên băn khoăn, nếu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn mà không được bổ nhiệm chức danh GS, PGS thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín khoa học của họ vì để phấn đấu đạt tiêu chuẩn chức danh, họ đã phấn đấu không mệt mỏi.

PGS Nguyễn Hữu Bạch: Việc xét chức danh là do các ứng viên tự nguyện, còn việc bổ nhiệm là do CSGD có nhu cầu hay không. Hai việc đó hoàn toàn khác biệt. Cái đích chính theo tôi là họ làm chuyên môn tốt hay không. Trước đây, nhiều người sau khi được công nhận học hàm xong, thì không làm gì cả. Như thế rất lãng phí chức danh. Giờ theo quy trình mới này sẽ thiết thực hơn nhiều, chúng ta cần người làm việc, chứ không cần người có danh.

PV: Những người có tên trong hội đồng khoa học có được ứng cử xem xét bổ nhiệm không?

PGS. Nguyễn Hữu Bạch: Có thể họ có tên trong hội đồng khoa học, nhưng khi xét đến họ thì họ không được bỏ phiếu, không được tự mình xem xét cho mình.

PV: Xin cảm ơn đồng chí Tổng Thư ký và Chánh Văn phòng HĐCDGSNN.

Theo dự thảo Thông báo về việc xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS của HĐCDGSNN thì quy trình bổ nhiệm chức danh sẽ có 5 bước: Các CSGD ĐH sẽ thông báo công khai số lượng GS, PGS ở các ngành, mà đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên đã được Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định; các nhà giáo thuộc đối tượng được bổ nhiệm chức danh (trong đó có các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS); thủ trưởng CSGD ĐH căn cứ vào nhu cầu cần bổ nhiệm, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở để lập danh sách, báo cáo Thủ trưởng cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS và cuối cùng, thủ trưởng CSGD ĐH có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các GS, PGS đã được bổ nhiệm. Khâu bổ nhiệm sẽ do Cục Nhà giáo và Quản lý cán bộ và Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD & ĐT) đảm nhiệm.

Thu Phương (thực hiện)

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文