Việt Nam bàn giao 56 mẫu ADN sừng tê giác cho Đại sứ quán Nam Phi

14:59 01/06/2021
Ngày 1/6, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tổ chức bàn giao 56 mẫu ADN sừng tê giác cho Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam. 

Được biết, đây là lần thứ 5 Việt Nam tổ chức bàn giao mẫu ADN sừng tê giác cho Nam Phi, các mẫu ADN được thu từ các vụ bắt giữ nhập khẩu, buôn bán trái phép sừng tê giác vào Việt Nam.

Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã nói chung, mẫu vật tê giác nói riêng được các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây nhiều vụ buôn bán, nhập khẩu sừng tê giác trái phép đã được cơ quan công an, hải quan điều tra, bắt giữ, nhiều đối tượng buôn lậu đã bị truy tố, xét xử. 

Trong đó, riêng năm 2020 có 02 vụ, vụ thứ nhất là bắt giữ 93 kg sừng tê giác ngày 22/12/2020 tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và vụ bắt giữ 7,8 kg sừng tê giác ngày 12/12/2020 tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

56 mẫu ADN sừng tê giác Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trao cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Nam Phi thông qua Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam.

"Việc bàn giao mẫu vật sừng tê giác cho Nam Phi hôm nay thể hiện việc thực thi Công ước CITES có trách nhiệm của Việt Nam, trong đó có Nghị quyết 9.14 về bảo tồn và thương mại mẫu vật tê giác châu Á và châu Phi; thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và cộng hoà Nam Phi trong hoạt động chống buôn bán trái phép động vật hoang dã", ông Phạm Văn Điển nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao mẫu vật sừng tê giác, ông MK Lekgoro, Đại sứ Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam nhấn mạnh: "Việc Việt Nam bàn giao các mẫu sừng tê giác hôm nay cho Cơ quan thẩm quyền Nam Phi là một biểu hiện cụ thể và thiết thực cho cam kết chung của hai nước chúng ta trong việc chống lại nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Trên thực tiễn, hoạt động này sẽ góp phần bảo vệ loài thú lớn này, để đảm bảo rằng thế hệ tương lai của chúng ta còn có cơ hội để nhìn thấy loài động vật những loài động vật tuyệt vời này trên hành tinh của chúng ta".

Theo ông MK Lekgoro, Nam Phi có cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về ADN của tê giác trắng và tê giác đen miền Nam.

Điều nay có nghĩa là khả năng cao có thể xác định được nguồn gốc của sừng tê giác do cơ quan chức năng của Việt Nam thu giữ được.

Việc bàn giao mẫu vật ADN tại quốc gia bắt giữ cho quốc gia có tê giác phân bố sẽ hỗ trợ cho các cơ quan thực thi cả Việt Nam và Nam Phi truy xuất nguồn gốc của các mẫu vật sừng tê giác bị buôn bán trái pháp luật trên thị trường.

Qua đó có thể tìm ra những người liên quan từ săn bắt, buôn bán, vận chuyển và nhập khẩu trong toàn chuỗi cung bất hợp pháp.

  

Ngọc Yến

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文