Việt Nam đã và đang hòa vào các nỗ lực chung của APEC

13:30 09/11/2017
“Trong hai thập kỷ vừa qua, dựa vào kế hoạch và tầm nhìn của các nhà Lãnh đạo, APEC đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng như một diễn đàn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập hoá thương mại tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương” – Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói về tầm nhìn của các lãnh đạo hơn 20 năm trước khi đặt ra "Mục tiêu Bogor".


Mục tiêu Bogor được đưa ra vào năm 1994 - khi các Nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã nhóm họp tại Bogor, Indonesia, thể hiện quyết tâm theo đuổi tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển, và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển. 

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, tại Hội Nghị Bộ Trưởng APEC (AMM) lần này, các Bộ trưởng sẽ thảo luận về những gì APEC đã và đang thực hiện để hướng tới mục tiêu quan trọng này; các bước tiếp tới để thúc đẩy quá trình hoàn thành mục tiêu Bogor.  

Tôi mong rằng, tôi và các Bộ trưởng sẽ có thể tận dụng tối đa cơ hội trước thềm hội nghị cấp cao APEC để thể hiện sự linh hoạt và mong muốn của chúng tôi trong việc hội nhập kinh tế khu vực. Chúng tôi mong muốn có thể hoàn thành những gì còn thiếu sót và đề ra được mục tiêu cần thiết nhất cho quá trình trên. Trong viễn cảnh thay đổi nhanh chóng và bất ổn của kinh tế thế giới, những gì chúng ta đang thực hiện sẽ là thông điệp thể hiện sự kiên định rõ ràng của APEC trong việc tự do hoá và mở rộng kinh tế và đầu tư khu vực” – Bộ trưởng kỳ vọng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Chia sẻ bên lề hội nghị, Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Việc hoàn thành mục tiêu Bogor luôn là ưu tiên hàng đầu của APEC trong suốt hai thập kỷ qua, kể từ năm 1994. Đó sẽ là cơ sở, tiền đề thuận lợi để APEC xây dựng và định hình tương lai hợp tác sau năm 2020, tập trung vào những mục tiêu rộng hơn tự do hoá thương mại và đầu tư, ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức mà bối cảnh mới đã và đang đặt ra, như các thách thức về tăng trưởng bền vững, bao trùm, sáng tạo cũng như thách thức đặt ra bởi xu thế phát triển của nền kinh tế số và các thách thức mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt ra cho các thành viên APEC.

Bên cạnh việc xây dựng các chương trình làm việc để giải quyết các rào cản thương mại và đầu tư trong khu vực, Việt Nam đang cùng các thành viên APEC thúc đẩy một số sáng kiến liên quan đến tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo, trong đó có nội dung thúc đẩy bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, nhằm đảm bảo các chủ thể và các nhóm khác nhau trong nền kinh tế được hưởng lợi từ tiến trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Việt Nam cũng chủ trì thúc đẩy các sáng kiến liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp... Đây cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp định hình tầm nhìn APEC trong tương lai. Theo ông Trần Tuấn Anh: APEC có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hội nhập sâu rộng và phát triển của Việt Nam. Hiện nay, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tới từ các các thành viên APEC; 75% tổng lượng giao dịch thương mại hàng hóa và 79% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có nguồn gốc từ các thành viên APEC.

Là một thành viên tích cực trong APEC, Việt Nam đã và đang hòa vào các nỗ lực chung của APEC nhằm hoàn thành Mục tiêu Bogor thông qua nhiều chương trình hành động tập thể cũng như cá nhân. Theo đó, Việt Nam đã và đang kiên định chính sách mở cửa nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đàm phán, ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực (FTA/RTA), cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế, cải cách cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh công bằng, minh bạch... Những nỗ lực này của Việt Nam đã và đang được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao.

Song song với đó, Việt Nam cũng đã thực hiện các cam kết giảm thuế và gỡ bỏ hàng rào phi thuế theo đúng lộ trình đề ra trong các hiệp định FTA/RTA có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên. Các nỗ lực về tự do hoá và tạo thuận lợi cho kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã được ghi nhận, đặc biệt trong các ngành xây dựng, tài chính, giao thông v.v.. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích cực triển khai các chính sách thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của WTO, cải thiện quy trình mua sắm chính phủ, đẩy mạnh thực thi Luật Cạnh tranh …

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, Với vai trò chủ nhà năm APEC 2017, Việt Nam tiếp tục xác định việc đẩy nhanh tiến trình hoàn thành mục tiêu Bogor vào năm 2020 là một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC. Đây là thông điệp mạnh mẽ khẳng định những nỗ lực kiên định của APEC nhằm hướng tới tự do hoá thương mại và đầu tư, trong bối cảnh xuất hiện một số quan điểm trái chiều, có xu hướng phản đối toàn cầu hoá và quay trở lại xu thế bảo hộ thương mại tại một số nơi trên thế giới.

Ngoài ra, trong năm 2017, Việt Nam cũng đã đề xuất một số sáng kiến về kinh tế, thương mại để trình lên Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 như: Thương mại điện tử xuyên biên giới và Công nghiệp hỗ trợ, cùng các thành viên APEC thúc đẩy sáng kiến trong nhằm cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng, tăng cường tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường kết nối APEC... Những sáng kiến này sẽ góp phần thúc đẩy một cách tích cực luồng giao dịch thương mại và đầu tư trong khu vực, hỗ trợ cho các  nỗ lực chung của các thành viên APEC hướng tới hoàn thành mục tiêu Bogor vào năm 2020.

Vũ Hân

Hiện nay đã và đang xuất hiện các đường dây tội phạm mua bán người là những cô gái trẻ vào các quán karaoke. Sự xuất hiện những “biến thể” mới của loại tội phạm này khiến nhiều người dân chưa nhận diện được các thủ đoạn “biến tướng”, khi các đối tượng “ngầm” liên kết với nhau mua, bán nạn nhân như “món hàng”, đe dọa, đánh đập nếu nạn nhân không chịu tiếp khách, bán dâm ở trong quán karaoke.

Ngày 9/7, thông tin từ Phòng CSĐTTP về ma túy, Công an TP Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an xã Kiến Minh (TP Hải Phòng) bắt quả tang 3 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý trong đó có Nguyễn Thành Long, đối tượng nổi tiếng trên mạng xã hội với biệt danh Tiến "bịp”.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài tại Việt Nam, những ngày qua, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các bước xác thực để cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang cư trú, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh.

Bí thư các xã, phường mới của Hà Nội chia sẻ, sau 8 ngày vận hành, chính quyền 2 cấp thực sự là bước thay đổi căn bản, đưa chính quyền cơ sở thành chính quyền của hành động, kiến tạo và chịu trách nhiệm trực tiếp hơn…

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.