Chương trình phục hồi gắn chặt với tái cấu trúc nền kinh tế

06:45 06/12/2021

Ngày 5/12, Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Tham dự Diễn đàn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: TTXVN

Cùng dự còn có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; đại diện một số đại sứ quán tại Việt Nam; các vị khách quốc tế và các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế...

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, ngoài điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế, diễn đàn kết nối trực tuyến tới 57 điểm cầu ở các địa phương, 3 điểm cầu quốc tế (Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan) và kết nối trực tuyến tới một số chuyên gia…

Gói hỗ trợ nền kinh tế có thể lên tới 5,48% GDP

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, hai năm nay dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam với chính sách ứng phó linh hoạt với dịch bệnh đã duy trì được tăng trưởng dương kinh tế và thuộc nhóm các nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Năm 2021 với nhiều giải pháp đồng bộ, 6 tháng đầu năm Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế 5,96%. Tuy nhiên dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta đã gây thiệt hại nặng nề, tăng trưởng kinh tế quý 3 ở mức âm 6,17%, nên cả năm tuy tăng trưởng dương nhưng chắc chắn không đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng và Nhà nước đề ra, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 và cả nhiệm kỳ 5 năm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các nước đã tung ra nhiều giải pháp tiền tệ và tài khoá với tỷ lệ khác nhau. Hai năm qua, để ứng phó dịch bệnh và hỗ trợ kinh tế phục hồi, Việt Nam cũng đã sử dụng chính sách tiền tệ tài khoá với tổng gói hỗ trợ 2 năm qua ước tính bằng 4% GDP 2020, thấp hơn các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (gói tài khoản 2,9% và gói tiền tệ 1,1%).

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong Nghị quyết kỳ họp thứ hai vừa qua, Quốc hội đã giao Chính phủ xây dựng Chương trình tổng thể gói hỗ trợ theo hướng thích ứng an toàn, phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế để Quốc hội quyết định sớm.

“Dự kiến cuối tháng 12 này, nếu chuẩn bị đầy đủ thì sẽ đề nghị Quốc hội họp bất thường để xem xét vấn đề cấp bách, quan trọng này và vấn đề cấp bách khác liên quan đến quốc kế dân sinh”, Chủ tịch Vương Đình Huệ thông tin.

Tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực thay mặt Nhóm nghiên cứu Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia đưa ra đề xuất về các gói chính sách tài khoá, tiền tệ và một số chính sách mới. Cụ thể, gói chính sách tài khóa có thể chiếm 4,71% GDP, với giá trị tuyệt đối là 383.200 tỷ đồng; gói chính sách tiền tệ khoảng 6.100 tỷ đồng, chiếm 0,08% GDP; gói chính sách an sinh xã hội chiếm 0,16% GDP; khoảng 0,46% dành cho các chính sách khác, như giảm tiền điện, nước, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) chuyển đổi số, tài trợ các dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ...

Tổng nguồn lực cho các chính sách tài khóa, tiền tệ trên tương đương khoảng 5,41% GDP, giá trị tuyệt đối là 439.759 tỷ đồng.

Nhóm cũng đề xuất thêm khoản đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) vào các DN khoảng 6.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,07% GDP. “Như vậy, tổng hợp các chính sách, gói hỗ trợ có thể lên tới 445.760 tỷ đồng, chiếm 5,48% GDP”, TS Cấn Văn Lực thông tin và cho biết thêm: “Thay vì phục hồi theo hình chữ V trên thế giới thì Việt Nam có vẻ đang phục hồi theo hình chữ U. Do đó, nếu không có chương trình đặc biệt, gói hỗ trợ đặc biệt, có thể lỡ nhịp phục hồi, không thực hiện được các chỉ tiêu của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua", ông Lực nói.

Với phương án đề xuất của Nhóm nghiên cứu, thâm hụt ngân sách có thể tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong hai năm 2022-2023. Các nguồn lực huy động mà Nhóm này đề xuất là: Tiết giảm chi phí; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; phát hành trái phiếu chính phủ; rà soát các quỹ ngoài ngân sách hay sử dụng 1 phần dự trữ ngoại hối nếu cần.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về nguồn huy động cho gói hỗ trợ này, theo tính toán của các chuyên gia, nếu tăng thêm bội chi 1% GDP thì các mức an toàn về nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Ông Thanh cũng nêu quan điểm, không sợ tăng trần nợ công và chi tiêu mà vấn đề quan trọng là tăng khả năng hấp thu cho đối tượng hưởng thụ để đạt hiệu quả hỗ trợ. Ông Thanh cũng nhấn mạnh việc công khai minh bạch, tránh trục lợi, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong gói hỗ trợ này.

Ưu tiên củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc

Bàn về các giải pháp can thiệp nền kinh tế, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam kiến nghị, cần ưu tiên nguồn lực củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc. Cụ thể, gói củng cố hệ thống y tế cần khoảng 76.000 tỷ đồng; cần tiếp tục củng cố hệ thống an sinh xã hội. Gói củng cố hệ thống an sinh xã hội cần khoảng 58.000 tỷ đồng; cần hỗ trợ DN thiết thực hơn, trong đó gói hỗ trợ DN cần khoảng 244.000 tỷ đồng cùng với việc hạ mặt bằng lãi suất là rất cấp thiết; tiếp tục cải cách thể chế, giải quyết những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.

Gói đầu tư công mà PGS.TS Bùi Quang Tuấn đề xuất có quy mô là 288.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2 năm 2022-2023. Như vậy, tổng gói cứu trợ nền kinh tế dựa trên 4 lĩnh vực ưu tiên dự kiến có giá trị khoảng 666.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8% tổng giá trị GDP nền kinh tế năm 2020.

“Để đảm bảo các biện pháp trên thực hiện thành công, cần sự phối hợp để thiết kế và thực hiện các chính sách giữa các bộ, ngành thuộc Chính phủ và Quốc hội. Các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan tham mưu cần phối hợp chặt chẽ trong việc tính toán nhằm đảm bảo dòng tiền hỗ trợ thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất của DN và hộ gia đình thay vì chuyển qua kênh đầu cơ các tài sản tài chính rủi ro, vốn không đóng góp cho phục hồi tăng trưởng”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh.

Đối với vấn đề phục hồi kinh tế Việt Nam hậu COVID-19, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam đưa ra 4 khuyến nghị: Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế; Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu; Việt Nam cũng nên cân nhắc về tính hiệu quả, không chỉ trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động Chính phủ.

Đây là yếu tố quan trọng trong phục hồi kinh tế, cũng đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam; Việt Nam nên cân nhắc tới tiêu dùng cá nhân, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cho người dân.

Các gói hỗ trợ kinh tế tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đến thời điểm này vẫn còn thấp, có thể cân nhắc gia tăng hỗ trợ. “Tôi tin rằng vẫn còn dư địa tài khóa để làm việc này. Tuy nhiên, để các gói hỗ trợ hiệu quả cần quy trình thực hiện mạnh mẽ, mục tiêu cụ thể, rõ ràng”, bà Carolyn Turk nói.

Để hỗ trợ sự phục hồi nền kinh tế, ông Patrick Lenain, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế OECD cho rằng, đầu tiên cần thiết phải đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, càng sớm càng tốt, bao gồm cả việc triển khai tiêm mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ kinh tế vĩ mô cần phải mạnh mẽ và nhanh chóng.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, bên cạnh việc tăng cường nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế, chúng ta cần đánh giá được sức hấp thụ của các chính sách hỗ trợ này ra sao, để đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát.

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, hiện tại, tiêu chí để đánh giá, xác định hiệu quả của việc hấp thụ nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đều rất chậm. Cụ thể, tốc độ chuyển vốn vào các hoạt động đầu tư phát triển, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, tốc độ tăng trưởng tín dụng đều chậm. Điều này chứng tỏ sức hấp thụ nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế đang có vấn đề. Đại biểu băn khoăn dòng vốn hỗ trợ có đang thực sự đi vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hay không; giá trị và hiệu quả kinh tế tạo ra so với đồng vốn chuyển vào đầu tư như thế nào…

Phát biểu kết luận diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ghi nhận những ý kiến, khuyến nghị của các diễn giả. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là nguồn thông tin đầu vào rất quan trọng cho các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giải quyết các tồn tại thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế trong thời gian tới, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cần tích cực khẩn trương, nghiên cứu các ý kiến quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế, DN để đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp. Đồng thời, hoàn thiện chương trình tổng thể phục hồi phát triển kinh tế xã hội, trong đó lưu ý tới vấn đề cải cách, hoàn thiện về thể chế…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam

Sáng 5/12, bên lề Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững”, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Giám đốc Andrew Jeffries đã tham dự Diễn đàn và có bài trình bày rất quan trọng về chủ đề phục hồi và phát triển bền vững. Bày tỏ tán thành với các quan điểm được ADB đề cập tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý đến khuyến nghị của ADB về quy mô gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhất trí cho rằng, để tăng cường các nguồn lực hỗ trợ phục hồi kinh tế thì hợp tác quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thời gian qua, ADB luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam. Trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu với sự xuất hiện của biến chủng virus mới, Việt Nam sẽ phải thực hiện gói kích thích kinh tế với quy mô đủ lớn và thời gian đủ dài để có thể duy trì và tăng cường các động lực tăng trưởng để vượt qua khó khăn của dịch bệnh và phát triển bền vững trong thời gian tới. Nhắc lại nhận định của ADB tại diễn đàn "dư địa tài khóa, tiền tệ vẫn còn nhưng dư địa về thời gian thì đã rất cấp thiết rồi, nếu chậm trễ sẽ bỏ lỡ đà phục hồi, phát triển", Chủ tịch Quốc hội mong muốn ADB sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế, hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là hỗ trợ, tư vấn chính sách cho Việt Nam về phát triển bền vững, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho một số cơ quan của Quốc hội để thực hiện hiệu quả hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, một vấn đề rất quan trọng với Việt Nam hiện nay là năng lực dự báo và tầm nhìn dài hạn để có những quyết sách kịp thời. Rủi ro lỗi nhịp phục hồi, phát triển kinh tế của Việt Nam với thế giới là có. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ADB tiếp tục hỗ trợ cho Quốc hội, các cơ quan hoạch định chính sách chiến lược của Việt Nam trong việc tiếp tục nâng cao năng lực dự báo và tầm nhìn nhằm quyết đáp chính xác hơn, kịp thời hơn.Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Andrew Jeffries trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mời đại diện ADB tham dự Diễn đàn rất quan trọng về phục hồi và phát triển bền vững của Việt Nam. Chia sẻ một số hoạt động của ADB tại Việt Nam thời gian qua, trong đó có việc tài trợ một số hoạt động cho các cơ quan Việt Nam, nhất là trong hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu chính sách, tư vấn chính sách và cấp các khoản vay, ông Andrew Jeffries khẳng định, nhiệm vụ của ADB Việt Nam là hợp tác và hỗ trợ, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. (Hoàng Thị Hoa)

Lưu Hiệp

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文