Cơ quan Nhà nước chậm cung cấp tin cho báo chí sẽ bị xử phạt

04:38 25/02/2015
Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ,... đề nghị hủy bỏ chế tài xử phạt báo chí trong 8 nghị định do các Bộ chủ trì xây dựng, đồng thời bổ sung chế tài xử phạt người phát ngôn cơ quan Nhà nước về cung cấp thông tin cho báo chí.

Cần thống nhất việc xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật về một đầu mối

Theo MEC, Luật sửa đổi Luật Báo chí 1999 quy định: “Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó”.

Thực tiễn qua khảo sát của MEC trong đa số các vụ việc tranh chấp đúng – sai về thông tin chuyên ngành, kết luận của bộ quản lý ngành được coi là “kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” (ví dụ thông tin về quản lý vàng thì kết luận thuộc về Ngân hàng Nhà nước). Mặt khác, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 51/2002 về Hướng dẫn Luật Báo chí và Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm Quyết định 25/2013 của Thủ tướng Chính phủ) thì người đứng đầu tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước phải có nghĩa vụ trả lời các vấn đề báo chí nêu.

Tuy nhiên, theo rà soát của Bộ Tư pháp về 53 Nghị định hướng dẫn Luật Xử phạt hành chính thì có khoảng 10 Nghị định do các bộ, ngành soạn thảo có chứa chế tài xử phạt “thông tin sai sự thật” đối với nhà báo và cơ quan báo chí. Điều này đồng nghĩa với việc, từ chỗ có nghĩa vụ giải trình thông tin báo nêu, nay các bộ, ngành có quyền xác định “đúng sai” và xử phạt các thông tin được cho là “sai sự thật” viết về ngành, lĩnh vực mình quản lý.

Mặt khác, Dự thảo Nghị định mà Bộ Tư pháp trình Chính phủ cũng khẳng định điều này đã đồng ý để các bộ ngành tiếp tục thực hiện quy định tại điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về việc Lập biên bản vi phạm hành chính.

Phóng viên báo chí đang tác nghiệp. (Ảnh minh họa).

Cụ thể như sau: “Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản”. Sau đó các Bộ, ngành chuyển biên bản vi phạm hành chính cho Bộ Thông tin & Truyền thông ra quyết định xử phạt theo biên bản này. Do các Bộ, ngành được trao quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính của nhà báo nên Bộ Thông tin & Truyền thông, mặc dù là cơ quan quản lý báo chí, nhưng cũng không có quyền phủ quyết mà chỉ có thể ra quyết định xử phạt theo biên bản mà các bộ ngành khác đã lập.

Về vấn đề này, theo ý kiến của nhiều đại biểu phát biểu tại hội thảo ngày 5/2 và trên báo chí, việc quy định như vậy từ chỗ là đối tượng được báo chí phản ánh, các Bộ, ngành trở thành trọng tài phán quyết thông tin đúng – sai trên báo chí. Điều này tạo ra nguy cơ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hạn chế tính phản biện, phê bình của báo chí.

Do vậy, MEC cho rằng, cần thống nhất giao một đầu mối là Bộ Thông tin & Truyền thông xác định và xử phạt hành vi thông tin sai sự thật theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí xuất bản.

Cơ quan Nhà nước chậm cung cấp thông tin cho báo chí cũng bị xử phạt

Cũng theo lập luận của MEC, trong tình hình mạng xã hội, blog cá nhân phát triển rất mạnh như hiện nay  thì việc xử lý tin đồn, tin sai sự thật là mong muốn của cả nhà báo và công chúng chứ không chỉ của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, việc các cơ quan Nhà nước mong muốn giải quyết vấn đề xử lý tin không chính xác trên báo chí là một mong muốn chính đáng.

Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu – khảo sát của MEC tiến hành năm 2013 với 279 nhà báo ở 19 tỉnh, thành phố và khoảng 30 cơ quan báo chí, cơ quan nhà nước cho thấy, chỉ có 25% các cơ quan Nhà nước trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí đúng thời hạn và trong số này chỉ có 25% thông tin có “kết quả giải quyết” như luật quy định. Số còn lại chỉ dừng ở “thông tin vỏ” như “chúng tôi đã nhận được đơn thư, đang giải quyết”.

Nghĩa là có 90% những vấn đề bức xúc mà công dân gửi đến cơ quan nhà nước thông qua báo chí đã không hoặc chậm được xử lý, trả lời... Mặt khác thực tiễn cũng cho thấy có một số cán bộ có thẩm quyền ở cơ quan Nhà nước đã cố tình báo cáo sai, báo cáo không đầy đủ sự việc ở ngành, địa phương mình quản lý.

Trong bối cảnh đó, cộng đồng báo chí rất hoanh nghênh việc Chính phủ đề ra chủ trương xử lý tin đồn, tin sai sự thật bằng cách thức chủ động cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho báo chí và người dân. Người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nhấn mạnh điều này, song để thực thi ngoài sự quyết liệt chỉ đạo cần có các chế tài pháp luật để thực thi.

Cụ thể, tại Nghị định 159/2013 do Bộ Thông tin & Truyền thông soạn thảo chỉ có chế tài quy định việc không cung cấp thông tin cho báo chí ở Điều 9 với mức phạt rất nhẹ: 200.000-500.000 đồng. Nếu so với mức phạt đến 100 triệu đồng đối với việc báo chí đưa tin sai sự thật mà dự thảo Nghị định sửa đổi đề nghị thêm vào Điều 8a thì mức phạt này là quá nhẹ.

Thêm vào đó, Nghị định 159/2013 lại chưa có chế tài cho 03 hành vi khác có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình thông tin, diễn ra khá phổ biến của các cơ quan nhà nước, bao gồm: Chậm cung cấp thông tin; Cung cấp thông tin sai; Cung cấp thông tin không đầy đủ.

Do đó, MEC kiến nghị cần bổ sung chế tài đối với Người phát ngôn Cơ quan Nhà nước vào Điều 9 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản khi có 03 hành vi sau: Chậm cung cấp thông tin; Cung cấp thông tin sai; Cung cấp thông tin không đầy đủ.

Huyền Thanh

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文