Không đặt vấn đề kéo dài thời gian cơ cấu nợ

06:59 16/06/2022

Đây là thông tin đáng chú ý tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 15/6. NHNN cho biết không đặt vấn đề kéo dài thời gian cơ cấu nợ sau ngày 30/6.

Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh

Thông tin tại buổi họp báo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngay đầu năm 2022, NHNN đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tính đến 9/6, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2022, tập trung vào sản xuất kinh doanh.

Trên 1,1 triệu khách hàng được cơ cấu lại nợ.

Riêng về dư nợ cơ cấu, đến cuối tháng 4/2022, luỹ kế giá trị nợ đã cơ cấu từ khi ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN là hơn 695 nghìn tỷ đồng cho trên 1,1 triệu khách hàng; dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ hiện còn hơn 198 nghìn tỷ đồng của gần 680 nghìn khách hàng; luỹ kế giá trị nợ đã được miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ là gần 91 nghìn tỷ đồng cho gần 490 nghìn khách hàng. Dư nợ miễn giảm lãi giữa nguyên nhóm nợ còn gần 18 nghìn tỷ đồng của hơn 166 nghìn khách hàng.

NHNN cũng đã điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Ngày 10/6, Bộ Tài chính (BTC) Hoa Kỳ ban hành Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ". Tại Báo cáo này, BTC Hoa Kỳ cũng kết luận không có đối tác lớn nào của Hoa Kỳ thao túng tiền tệ trong năm 2021. Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của BTC Hoa Kỳ với Việt Nam ngày 5/4/2022, BTC Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm túc của NHNN trong việc giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ và duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá thời gian tới sẽ có nhiều khó khăn phải đối mặt, trong đó là nguy cơ lạm phát. Thậm chí, lạm phát đã không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu. Các nước phát triển trên thế giới đang đối mặt với lạm phát tăng mạnh, các NHTW bắt đầu lộ trình tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tình hình tài chính tiền tệ toàn cầu nói chung có nhiều biến động sẽ tác động tới chúng ta vì Việt Nam có độ mở nền kinh tế khá lớn. Trong nước, giá cả hàng hoá, xăng dầu cũng nóng lên thời gian gần đây, chịu tác động từ các biến động địa chính trị trên thế giới. Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến việc điều hành tỷ giá, lãi suất, cung tiền…

Hiện tại, kinh tế vĩ mô vẫn đang ổn định, lạm phát cuối tháng 5 chỉ 2,25%. Giá trị đồng tiền vẫn được giữ ổn định. Dòng vốn luân chuyển tích cực, vòng quay đồng tiền nhanh hơn so với trong dịch. Vốn được huy động tích cực, thông qua tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán.

Kéo dài cơ cấu nợ là không cần thiết

Một thông tin được nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là có được gia hạn cơ cấu nợ sau ngày 30/6 hay không. Cụ thể, Thông tư 14/2021/TT-NHNN được ban hành tháng 9/2021 sửa đổi các Thông tư 01 và Thông tư 03 của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo Thông tư 14, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí với số dư nợ gốc, hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính và phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến 30/6/2022. Đến 30/6/2022 này, tức là còn đúng nửa tháng nữa, thời hạn cơ cấu nợ theo theo quy định tại Thông tư 14 sẽ kết thúc.

Trả lời về vấn đề này, ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) cho rằng, hiện nay, dịch COVID-19 cơ bản cũng được kiểm soát, doanh nghiệp và người dân đã trở lại trạng thái hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, việc kéo dài Thông tư 14/2021/TT-NNNN là không cần thiết. Hơn nữa, quy mô dư nợ tín dụng với các đối tượng được cơ cấu nợ theo Thông tư 14 chỉ chiếm 5% tổng dư nợ, nên việc dừng thực hiện Thông tư này cũng không khiến tín dụng toàn hệ thống bị ảnh hưởng nhiều. “Với tinh thần đó, NHNN không đặt vấn đề kéo dài Thông tư 14”, ông Phi cho biết. Sau khi dừng thực hiện Thông tư 14, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh cũng như vướng mắc của doanh nghiệp để có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời.

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, không nên gia hạn Thông tư 14 khi Thông tư này hết hiệu lực vào 30/6 tới đây. “Dù là nợ xấu hay nợ dưới chuẩn thì ngành ngân hàng đang chịu rủi ro, nếu tiếp tục kéo dài thì kéo dài nỗi lo nợ trong tương lai.

Các tổ chức cũng nên nhìn nhận và đánh giá lại doanh nghiệp của mình, có giải pháp hỗ trợ tiếp tục duy trì tìm kiếm nguồn vốn. Do đó, việc dừng Thông tư 14 vào thời điểm ngày 30/6/2022 là phù hợp để các tổ chức tín dụng lo dần những khoản nợ tiềm ẩn trong tương lai và có hướng xử lý”, ông Hùng nêu quan điểm.

Hà An

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

RIA Novosti ngày 26/9 dẫn lời ông Denis Pushilin, lãnh đạo thân Nga ở vùng ly khai Donetsk cho hay, quân đội nước này đang tiến sâu vào thành trì chiến lược Ugledar vốn bất khả xâm phạm kể từ khi xung đột bùng nổ năm 2022 và khiến Ukraine phải tìm cách rút các đơn vị xung kích chủ lực khỏi khu vực này. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文