Ngăn chặn thực trạng núp bóng người Việt thâu tóm đất biên giới, ven biển

18:01 11/11/2021

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim đề cập tình trạng hàng trăm nghìn ha đất do người Việt Nam mua giúp người nước ngoài và chất vấn trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong kiểm tra, giám sát, tham mưu giải pháp gì cho Chính phủ...

Chiều 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn tư lệnh ngành cuối cùng trong đợt chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 là Bộ trưởng Bộ (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng.

Nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng là giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia; tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn, hai vấn đề mà đồng bào cử tri cả nước quan tâm là phòng chống dịch thế nào, tác động đến kinh tế xã hội ra sao. Bộ KH&ĐT được ví như "Bộ tham mưu" về kinh tế của đất nước, thay mặt các Bộ trong khối kinh tế để giúp Quốc hội giải đáp được thực trạng, xu hướng, bối cảnh tới đây, trong nước và quốc tế, kế sách nào để xây dựng chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch; vai trò của đầu tư công sắp tới cũng như lý do giải ngân chậm và giải pháp tháo gỡ...

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu vấn đề những kinh nghiệm từ gói hỗ trợ trong dịch COVID-19 của quốc tế; đồng thời chất vấn quan điểm của Bộ KH&ĐT về mục tiêu, đối tượng chương trình phục hồi phát triển kinh tế. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, dịch COVID-19 vừa qua tác động mọi mặt từ kinh tế đến xã hội của thế giới và Việt Nam. Đối với thế giới, họ đã có những quyết sách và chính sách rất nhanh.

"Thứ nhất, họ có gói hỗ trợ rất lớn, chưa có tiền lệ. Thứ 2 là chấp nhận tăng trần nợ công, và bội chi ngân sách. Thứ 3 là họ thực hiện những biện pháp này rất nhanh. Chính vì thế, cùng với tiêm chủng nhanh, các nước đã hồi phục nhanh về kinh tế", Bộ trưởng phân tích.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy.

Dẫn chứng về nhận định này Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, Mỹ đã bỏ 27,9% GDP để hỗ trợ, chấp nhận tăng nợ công, đẩy tỷ lệ nợ công của Mỹ lên 133% GDP. Tương tự như vậy, Trung quốc tăng nợ công đến 66,8% GDP. Về chính sách tài khóa, các nước này tăng chi cho y tế, phòng chống dịch, trợ giúp xã hội các hộ gia đình thu nhập thấp. Hỗ trợ về tiền mặt, lương thực, tiền điện, miến giảm thuế. Hỗ trợ dòng tiền với các ngành kinh tế ưu tiên và đầu tư hạ tầng...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, sau khi nghiên cứu, tiếp thu chuyên gia trong ngoài nước cùng với tình hình thực tiễn ở trong nước, Bộ KH&ĐT tiến hành thực hiện phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ, gắn kết chặt chẽ chiến lược phát triển kinh tế 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, kế hoạch tài chính công, kế hoạch cơ cấu nền kinh tế. Thực hiện các chính sách có tác động ngay, kịp thời hỗ trợ và tính đến vấn đề dài hạn như xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Một số ĐBQH đề cập tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, như đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang), Tạ Văn Hạ (Quảng Nam); đồng thời, truy trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, chất vấn nguyên nhân và giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và những năm tiếp theo...

Thừa nhận đây không phải lần đầu vấn đề giải ngân đầu tư công được nêu tại kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng liệt kê hàng loạt nguyên nhân, cả chủ quan, khách quan như: Công tác chuẩn bị dự án kém, mang tính hình thức nhiều, qua loa, sau khi được chấp thuận chủ trương mới thực hiện một cách thực tế, lúc đó lại mất thời gian làm lại, sửa đi sửa lại nhiều lần, mất rất nhiều thời gian.

ĐBQH Vũ Trọng Kim.

Về giải phóng mặt bằng, theo ông đây là câu chuyện muôn thuở, nếu các quy định về đất đai chưa giải quyết được triệt để, vì vẫn bị vướng mắc về nguồn gốc đất, giá đền bù, tranh chấp, ý thức người dân... làm chậm tiến độ. Ngoài ra là công tác đấu thầu, không được bố trí vốn đối ứng... Riêng năm 2021, có thêm nguyên nhân là bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, phải giãn cách xã hội ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về nguyên vật liệu, thiếu nhân công lao động, chi phí tăng cao...

Nêu giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, công tác này cần thực hiện tốt hơn, quyết liệt hơn, nghiêm túc hơn các Nghị quyết của chính phủ. Tổ công đặc biệt của Thủ tướng cần phát huy tinh thần để tháo gỡ vướng mắc. Bộ cũng đang rà soát, xem có vướng mắc gì trong Luật hay không để đề xuất sửa...

ĐBQH Vũ Trọng Kim (Hải Dương) đề cập đến tình trạng 162.000 ha đất "bẩn" do người Việt Nam "núp bóng" mua cho người nước ngoài và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cả nước, trong đó có 63.000 ha đất khu vực biên giới, ven biển từng được nêu tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

"Đây là việc làm không đúng quy định, vi phạm Luật đất đai, không chính danh, không đúng đối tượng vì mua giùm, mua thay. Bộ KH&ĐT đã tiến hành kiểm tra, giám sát như thế nào, Bộ cần tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Luật đất đai, sửa đổi Luật Đầu tư, nếu không để như vậy sẽ không đảm bảo cho quá trình phát triển của đất nước thời gian tới", đại biểu chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là vấn đề rất lớn mà ông chưa có điều kiện nắm rõ một cách chính xác tình hình thực tế ở các địa phương này ra sao.

"Với trách nhiệm của mình, Bộ KH&ĐT sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ có các chính sách để quản lý đất đai do các nhà đầu tư nước nước ngoài "núp bóng" doanh nghiệp Việt Nam thâu tóm, chiếm giữ, đặc biệt ở các vùng ven biển, sát biên giới - vùng hết sức nhạy cảm", Bộ trưởng trả lời, ghi nhận, đánh giá cao ý kiến của đại biểu và xin phép sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, báo cáo Quốc hội sau.

Quỳnh Vinh

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文