Rà soát quốc gia tự nguyện về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

10:35 19/10/2022

Sáng 19/10 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức "Hội thảo khởi động xây dựng Rà soát quốc gia tự nguyện về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (VNR) của Việt Nam năm 2023".

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các bộ, ngành, cơ quan trong nước và quốc tế, các đại sứ quán, tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện một số tỉnh và một số chuyên gia.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng  định, các mục tiêu phát triển bền vững SDGs hiện đã trở thành mục tiêu xuyên suốt trong các chiến lược, chính sách quốc gia, ngành và lĩnh vực, trong đó yếu tố “No one left behind- Không ai bị bỏ lại phía sau” luôn được nhấn mạnh trong các chính sách của Việt Nam. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về giảm nghèo bền vững; bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu; phổ cập giáo dục; tiếp cận nước sạch vệ sinh; hạ tầng công nghệ thông tin; đảm bảo ổn định tỷ lệ che phủ rừng và tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng tăng nhanh trong thời gian qua.

Toàn cảnh hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, thông qua việc tham gia Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) năm 2023, Việt Nam mong muốn chia sẻ thành tựu, bước tiến đã đạt được trong thực hiện các mục tiêu SDGs, đặc biệt là sau 5 năm Việt Nam thực hiện VNR lần thứ nhất; đồng thời chia sẻ khó khăn, thách thức, bài học kinh nghiệm trong thực hiện SDGs và đưa ra những định hướng, các hoạt trọng tâm trong nửa chặng đường còn lại. Đồng thời, mong muốn các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế cùng đồng hành, tham gia đóng góp xây dựng VNR để VNR có thể thể hiện được đầy đủ nhất tiếng nói cũng như vai trò của tất cả các bên liên quan nhằm hướng tới một mục tiêu chung là thúc đẩy và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững SDGs.

Đại diện nhóm chuyên gia đã trình bày về Dự thảo Đề cương VNR năm 2023 của Việt Nam. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Anita Breuer, Cán bộ nghiên cứu cấp cao, Viện Phát triển và bền vững Đức (IDOS) cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn quốc tế về quá trình xây dựng VNR của Đức và đại diện Bộ KH&ĐT trình bày Dự kiến khung thời gian xây dựng VNR 2023 của Việt Nam.

Đại diện các bộ, ngành, cơ quan trong nước và quốc tế khẳng định sẽ cùng đồng hành với Bộ KH&ĐT trong quá trình xây dựng VNR, đánh giá cao nỗ lực của Bộ KH&ĐT trong việc tạo cơ hội để tất cả các bên liên quan có thể đóng góp và thể hiện tiếng nói trong VNR và cho rằng VNR 2023 của Việt Nam là một căn cứ quan trọng để các bên định hướng phương thức hành động, tăng tốc và hướng tới hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu SDGs vào năm 2030.

Đại diện Cơ quan hợp tác phát triển Đức - ông Dennis Quennet, Giám đốc Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh thuộc Cơ quan hợp tác quốc tế Đức-GIZ và bà Pauline Fatima Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định sẽ cùng đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng VNR 2023.

Được biết tháng 7/2023 báo cáo sẽ được trình bày tại Liên hợp quốc.

Chương trình nghị sự 2030 được các nước thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 với trọng tâm là 17 mục tiêu phát triển bền vững SDGs. Trong đó Rà soát quốc gia tự nguyện (VNRs) về thực hiện các mục tiêu SDGs được xem là một cơ chế để theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu SDGs trên phạm vi toàn cầu. Hằng năm, trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF), các quốc gia sẽ tham gia trình bày VNRs. 

Rà soát quốc gia tự nguyện (VNRs) được xem là cơ hội để các quốc gia chia sẻ kết quả đạt được, các thách thức đặt ra cũng như bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs.

Việt Nam đã lần đầu tiên xây dựng và tham gia trình bày Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) vào năm 2018 nhằm chia sẻ bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu SDGs và đã được các nước đánh giá cao về sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả nội dung và hình thức trình bày VNR.

Năm 2023 là năm mà toàn cầu đi được một nửa chặng đường trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDGs và cũng tròn 5 năm Việt Nam tham gia Rà soát quốc gia tự nguyện lần thứ nhất. Với mong muốn chia sẻ kết quả đạt được, khó khăn thách thức và bài học kinh nghiệm trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDGs, Việt Nam đã tiến hành đăng ký và được Liên hợp quốc công bố chính thức là một trong 42 quốc gia sẽ tham gia trình bày VNRs năm 2023. 

Lưu Hiệp

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文