Sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

12:05 05/03/2025

Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN) nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ DLCN của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ DLCN, nâng cao năng lực bảo vệ DLCN cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng DLCN đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Sáng 5/3, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Bảo vệ DLCN.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp. Cùng dự có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Vũ Hải Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại chủ trì phiên họp.

Sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự và chỉ đạo Phiên họp.

DLCN là vấn đề liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chính phủ điện tử, chính phủ số, kinh tế số. Thời gian gần đây, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo vấn đề này theo hướng bảo đảm an ninh mạng lấy con người, trí tuệ con người làm trung tâm là nhân tố quyết định, hoàn thiện hành lang pháp lý trong bảo vệ DLCN. Bảo vệ DLCN được tiến hành song song, đồng thời với sự phát triển kinh tế, xã hội, đi liền với tất cả các khâu, quá trình nhưng phải đảm bảo không hạn chế sự phát triển, đổi mới, sáng tạo.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, theo Chương trình Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 3/2025, hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ DLCN được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 43. Thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng để thẩm tra sơ bộ đối với Dự án Luật Bảo vệ DLCN.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nhấn mạnh, đây là dự án luật mới, rất khó, Chính phủ quyết tâm và trình Quốc hội theo quy trình một kỳ họp nếu chất lượng và đạt sự đồng thuận cao. Việc thông qua luật này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để mở đường cho đất nước ta phát triển trong kỷ nguyên mới...

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, xây dựng Luật Bảo vệ DLCN; Bộ Công an đã chuẩn bị dự thảo hồ sơ đề nghị Luật Bảo vệ DLCN theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và quần chúng nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an. Dự thảo Luật Bảo vệ DLCN gồm 7 chương, 69 điều; quy định về bảo vệ DLCN và trách nhiệm bảo vệ DLCN của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan với 7 nội dung chính.

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng các đại biểu dự phiên họp.

Trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật, Đại tá Vũ Huy Khánh, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nêu rõ, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ DLCN là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ DLCN; ngăn chặn các hành vi xâm phạm DLCN, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý cho việc tổ chức thực hiện thống nhất.

Việc xây dựng, ban hành luật này là phù hợp với chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo đà thực hiện kỷ nguyên chuyển mình của dân tộc Việt Nam.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật; tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các vấn đề thực tiễn phát sinh để quy định đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, tính tương thích với các điều ước quốc tế. Đồng thời, xử lý thỏa đáng vấn đề thiếu thống nhất về tên gọi, nội hàm của các từ ngữ tương tự trong một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Quang cảnh phiên họp.

Thường trực Ủy ban thấy rằng, Chính phủ, Cơ quan soạn thảo đã quán triệt và thực hiện các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng dự thảo luật này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo luật, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, cần nghiên cứu, chỉnh sửa dự thảo luật đảm bảo ngắn gọn, quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội.

Đối với những vấn đề mới, đang trong quán trình vận động, thực tiễn biến động thường xuyên, chưa ổn định thì chỉ quy định khung, mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ, các Bộ quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành, phù hợp với thực tiễn. Triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Cơ bản không quy định trong luật những nội dung về thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ mà giao Chính phủ, các Bộ quy định theo thẩm quyền để linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết…

Hồ sơ dự án luật được Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đánh giá, về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, Luật Bảo vệ DLCN là luật mới, khó, kỹ thuật chuyên ngành rất sâu. Vì vậy, việc vận dụng kinh nghiệm quốc tế cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trong bối cảnh cả nước thực hiện cuộc cách mạng về cải cách thể chế và bộ máy, dự án luật cần bảo đảm đón đầu định hướng của Trung ương và Quốc hội, bảo đảm áp dụng hiệu quả trong thực tiễn và không phải sửa trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, luật này áp dụng song song quy trình cũ và quy trình mới theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên cần chú trọng vào chất lượng của dự án luật. Nhấn mạnh, đây là dự án luật trực tiếp liên quan đến quyền con người và quyền công dân, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cách tiếp cận, tham gia góp ý cẩn trọng, bảo đảm báo cáo thẩm tra và dự thảo luật phải đầy đủ, hoàn chỉnh trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo dưới sự chủ trì của Chính phủ đã chủ động, nghiên cứu từ sớm, từ xa để xây dựng dự án Luật Bảo vệ DLCN, hồ sơ dự án luật đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và biểu dương Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đã chủ động tiếp cận sớm, chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, làm rõ hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý liên quan trực tiếp đến lĩnh vực DLCN, đến lĩnh vực chuyển đổi số, Trung tâm dữ liệu quốc gia và đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia…

Nhật Minh

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.