Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11/2021

00:01 14/11/2021

Chiều 13/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11/2021 để thảo luận về Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; xây dựng đề án trình Bộ Chính trị và trình Quốc hội ra Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025.

Cùng dự phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương và các Ủy ban của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11.  Ảnh: TTXVN

Các đại biểu dự Phiên họp đã tập trung thảo luận về sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu của các chiến lược, đề án; các nội dung cơ bản và chi tiết của chương trình, đề án; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và phân công tổ chức thực hiện các chương trình, đề án.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian hoàn thiện, trình các đề án theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội là rất gấp, yêu cầu các Bộ chủ trì đề án, tiếp thu ý kiến cuộc họp này để hoàn thiện và trình các cấp theo qui định, bảo đảm tiến độ thời gian và chất lượng báo cáo, đề án.

Theo đó, về “Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xây dựng bám sát Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) và căn cứ kết quả, bài học kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 trong 2 năm qua; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể; lấy cấp cơ sở làm nền tảng để xây dựng chiến lược...

Chiến lược cần nêu bật được quan điểm chống dịch dựa trên 3 trụ cột “cách ly kịp thời, hợp lý; xét nghiệm thần tốc, khoa học, hiệu quả, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch; điều trị từ sớm, từ xa, từ cơ sở” và công thức chống dịch là “5K + vaccine + công nghệ + thuốc + ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Thủ tướng cũng đề nghị, Chiến lược cần khẳng định phải tăng tốc độ tiêm vaccine; tiếp tục thực hiện chiến lược vaccine, sớm có vaccine sản xuất trong nước; tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng và y tế cơ sở...

Đối với “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội”, Thủ tướng chỉ đạo phải gắn chương trình này với tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu và đặc biệt là 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng... Trong đó chính sách tiền tệ phải gắn kết, bổ trợ với chính sách tài khóa nhằm đảm bảo các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, không để xảy ra lạm phát.

Về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện dự án để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Với mục tiêu phấn đầu đến hết nhiệm kỳ có cao tốc thông suốt từ Cao Bằng đến Cà Mau. Trong đề án cần nghiên cứu phân cấp mạnh cho địa phương quản lý, triển khai dự án; huy động nguồn lực từ khu vực đầu tư tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư...

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách, chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023; giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành xây dựng dự án.

Thủ tướng yêu cầu các chương trình, đề án phải được xây dựng theo hướng ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, sắc sảo; trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực để thực hiện.

Phạm Tiếp

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文