Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm Công tác của Hội đồng Bảo an về các tòa án quốc tế

07:27 12/12/2021

Ngày 10/12 (giờ địa phương), Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), đã chủ trì cuộc họp định kỳ 6 tháng của Nhóm Công tác không chính thức của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ về các tòa án quốc tế. Đây là cuộc họp thứ tư và cũng là cuối cùng do Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ ủy viên HĐBA LHQ 2020-2021.

Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề pháp lý Stephen Mathias, Chủ tịch Cơ chế Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng của các tòa án quốc tế - Thẩm phán Carmel Agius, Công tố viên Serge Brammertz đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Hải Anh cảm ơn tinh thần hợp tác, xây dựng của thành viên Nhóm Công tác trong hỗ trợ cơ chế hoàn thành nhiệm vụ. Đại sứ cho biết trong hai năm qua, trong vai trò Chủ tịch Nhóm Công tác, Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy đối thoại giữa Nhóm Công tác và Chủ tịch, Công tố viên của cơ chế nhằm hoàn tất nhiệm vụ của cơ chế do HĐBA giao, qua đó thúc đẩy việc tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Trợ lý Tổng Thư ký Stephen Mathias đánh giá cao nỗ lực của thẩm phán và nhân viên cơ chế trong khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19, bảo đảm tiến độ xét xử và ban hành các bản án đúng theo kế hoạch đề ra. Ông khẳng định vai trò và đóng góp của Cơ chế Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng của các tòa án quốc tế trong trừng trị các tội ác đặc biệt nghiêm trọng, bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ cơ chế và Nhóm Công tác trong đợt kiểm điểm hai năm.

Trợ lý Tổng Thư ký cũng đánh giá cao tinh thần hợp tác và nỗ lực của thành viên Nhóm Công tác, đặc biệt là vai trò Chủ tịch và chủ trì soạn thảo văn kiện của Việt Nam trong hai năm qua đã duy trì hoạt động của Nhóm Công tác và đối thoại với Cơ chế Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng của các tòa án quốc tế trong bối cảnh tình hình phức tạp.

Sau khi nghe báo cáo của Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng của các tòa án quốc tế, Nhóm Công tác thảo luận về tiến độ các vụ việc xét xử, các biện pháp tăng hiệu quả hoạt động, thực hiện khuyến nghị của HĐBA như về sớm rút gọn quy mô, giảm kinh phí hoạt động, đồng thời bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của cơ chế.

Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng của các tòa án quốc tế và các nước đánh giá cao vai trò của Chủ tịch Việt Nam trong việc làm cầu nối giữa các thành viên và cơ chế, thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên trong quá trình thương lượng, thông qua Nghị quyết 2529 (2020) về kiểm điểm hoạt động hai năm.

Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm Công tác của Hội đồng Bảo an về các tòa án quốc tế -0
Phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 10/12. Ảnh: UN Photo.

Nhóm công tác không chính thức về các tòa án quốc tế là cơ quan trực thuộc HĐBA. Trong nhiệm kỳ HĐBA LHQ 2020-2021, Việt Nam đảm nhiệm các vị trí Chủ tịch của Nhóm Công tác và hai Ủy ban trừng phạt về Nam Sudan và về Liban.

Tháng 6/2020, trong vai trò Chủ tịch Nhóm Công tác, Việt Nam đã chủ trì thương lượng và đề xuất HĐBA thông qua Nghị quyết 2529 (2020) về kiểm điểm công việc của Cơ chế Giải quyết các vụ việc còn tồn đọng của các tòa án quốc tế và bổ nhiệm Công tố viên. Dự kiến, đợt kiểm điểm định kỳ tiếp theo diễn ra vào tháng 6/2022.

Tại cuộc họp định kỳ về hoạt động của Ủy ban trực thuộc HĐBA liên quan đến Sudan (Ủy ban 1591) diễn ra cùng ngày, Đại sứ Phạm Hải Anh ghi nhận các nỗ lực gần đây nhằm ổn định tình hình ở Sudan, trong đó có Thỏa thuận ngày 21/11/2021. Đại sứ kêu gọi các bên liên quan ở Sudan tiếp tục kiềm chế, tránh các hành động bạo lực hoặc làm leo thang căng thẳng, tiếp tục thúc đẩy đối thoại, hòa giải và thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp ở Sudan phù hợp với Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019.

Đại sứ Phạm Hải Anh ghi nhận tình hình Sudan nói chung và Darfur nói riêng còn đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, nhân đạo, bạo lực giữa các cộng đồng, tác động của thiên tai và đại dịch COVID-19. Đại sứ kêu gọi các cơ quan liên quan ở Sudan tăng cường các nỗ lực bảo vệ thường dân, thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin giữa các cộng đồng ở Darfur. Đại sứ mong muốn cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ xử lý thách thức về kinh tế ở Sudan, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn cho người của LHQ, Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ ở Sudan.

Cũng tại cuộc họp, các nước thành viên HĐBA ghi nhận một số tiến triển tích cực ở Sudan những ngày qua, đặc biệt là Thỏa thuận ngày 21/11/2021. Đồng thời, các nước kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, sớm khôi phục trật tự Hiến pháp và tuân thủ đầy đủ Sắc lệnh Hiến pháp năm 2019, Thỏa thuận Hòa bình Juba năm 2020 và bảo đảm sự an toàn của người dân. Các nước cũng bày tỏ cảm ơn đối với các nỗ lực của Chủ tịch Ủy ban 1591 trong hai năm qua. Đại biện lâm thời Sudan nhấn mạnh việc cần duy trì đối thoại và đoàn kết giữa các tất cả các bên liên quan tại Sudan để thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp ở nước này.

Hôm 21/11 vừa qua, các lực lượng quân sự và dân sự Sudan đã đạt được một thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại nước này. Thỏa thuận vừa đạt được đáng chú ý có việc khôi phục chức vụ Thủ tướng của ông Abdalla Hamdok, thành lập một chính phủ có thẩm quyền, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ chính trị.

Tuyên bố báo chí được đưa ra với tên gọi “Sáng kiến quốc gia chung”, trong đó chỉ ra rằng các tổ chức chính trị, đảng phái, lực lượng đấu tranh vũ trang, quân đội và lực lượng dân sự cùng thống nhất giữ vững sự thống nhất quốc gia. Tiến sĩ Abdullah Hamdok đảm nhiệm vai trò là Thủ tướng của thời kỳ chuyển tiếp. Các bên tiếp tục các thủ tục để đạt được sự đồng thuận về hiến pháp, luật pháp và chính trị thời kỳ chuyển tiếp; hoàn thành hiệp thương. Tất cả các bên tuân thủ hòa bình.

Khổng Hà (tổng hợp)

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Hôm nay (13/5), Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thế Hùng và 43 đồng phạm trong vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.