Việt Nam - Nhật Bản: Chân thành - Tình cảm - Tin cậy

04:52 21/09/2023

Với nền tảng là sự thấu hiểu và đồng cảm, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao. Năm 2023 chính là cột mốc quan trọng cho kỷ nguyên hợp tác mới sau năm thập kỷ đồng hành với những thành tựu rực rỡ của hai quốc gia.

Mối lương duyên đặc biệt

Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khởi đầu cho kỷ nguyên hợp tác phát triển song phương. Trong 50 năm đồng hành, khuôn khổ quan hệ song phương liên tục được nâng cấp từ "Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài" (2002) lên “Hướng tới quan hệ Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (2006), “Quan hệ Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (2009), và “Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” (2014).

Như Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng khẳng định, Nhật Bản là bạn, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Việt Nam và có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Nhắc đến vị trí Việt Nam đối với Nhật Bản, ta không thể không nhắc đến cố Thủ tướng Shinzo Abe và cựu Thủ tướng Suga Yoshihide, hai nhà lãnh đạo đều chọn Việt Nam là nước đầu tiên để tới thăm sau khi nhậm chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được chính quyền mới của Nhật Bản mời thăm chính thức vào tháng 11/2021. Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản Kishida Fumio cũng từng chia sẻ đã nhiều lần thăm Việt Nam - một "đất nước đặc biệt", là "mối lương duyên" đối với cá nhân ông.

Trong chuyến công du đến Việt Nam của Thủ tướng Kishida tháng 5/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời nghệ nhân thư pháp viết tặng Thủ tướng Kishida 3 chữ "Chân thành, Tình cảm, Tin cậy" bằng tiếng Việt và tiếng Nhật, như biểu trưng cho phương châm mới trong quan hệ song phương. Các chuyến thăm Nhật Bản của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và nhiều chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cũng như các Thủ tướng Nhật Bản là minh chứng cho sự tin cậy và coi trọng quan hệ song phương đặc biệt từ cả hai nước.

Biểu trưng cho hợp tác dài lâu

“Mối quan hệ tin cậy đặc biệt được vun đắp từ cấp lãnh đạo hai nước đến giao lưu trong cuộc sống hằng ngày đang được mở rộng ở mọi thế hệ. Dựa trên nhận thức chung này, lĩnh vực hợp tác trong quan hệ giữa Nhật Bản – ASEAN bao gồm quan hệ Nhật Bản – Việt Nam tràn đầy “những cơ hội vàng” đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực” – Đây là nhận định được Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đưa ra ngay khi đến Việt Nam nhậm chức.

Trên thực tế, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đồng thời là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu của Việt Nam với hơn 27 tỷ USD vốn vay, góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đồng thời hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Theo các thống kê mới đây, Nhật Bản hiện có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, đứng thứ ba trong số 143 các quốc gia và vùng lãnh thổ đang thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản cũng là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Những FTA này đã và đang tạo ra các khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng thời cho biết, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưa thích của doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp quốc tế nói chung. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Nhật Bản là các đối tác bình đẳng cùng hướng tới tương lai, cùng vươn tầm thế giới, sự phát triển của Nhật Bản gắn kết với sự phát triển của Việt Nam.

Nền tảng thấu hiểu và đồng cảm

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không đơn thuần chỉ là hợp tác kinh tế, thương mại mà theo Giáo sư Furuta Motoo - Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật Bản - Nhật Bản, quan hệ hiện nay giữa Nhật Bản và Việt Nam còn là sự tin tưởng lẫn nhau, từ các nhà lãnh đạo của đất nước đến người dân. Cùng chung quan điểm này, Đại sứ Yamada Takio nhấn mạnh nền tảng cho sự phát triển của quan hệ Nhật Bản – Việt Nam là sự thấu hiểu và đồng cảm giữa con người với con người.

Hai quốc gia đã cùng nhau trải qua nhiều thử thách, khó khăn và luôn đứng vững bên nhau trong những thời điểm quan trọng. Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu và lâu dài, ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò ở khu vực và trên các diễn đàn quốc tế. Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong triển khai chiến lược hợp tác về đối ngoại, kinh tế, thương mại của Nhật Bản tại khu vực.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đang phát triển nhanh chóng, đạt gần 500.000 người, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và là cầu nối quan trọng cho quan hệ hai nước.

Tại Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài với hơn 200.000 người, đồng thời cung cấp nguồn lao động kỹ thuật có tay nghề cao, góp phần giải quyết bài toán chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh Nhật Bản thiếu hụt số lượng lớn lao động trong lĩnh vực này. Trong năm 2022, Nhật Bản là thị trường lao động hàng đầu, tiếp nhận nhiều nhân lực Việt Nam nhất với hơn 67.000 người.

Bước sang năm 2023, năm đánh dấu nửa thế kỷ hợp tác cùng phát triển, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản càng cho thấy những tiềm năng vô hạn phát triển vượt bậc hơn nữa. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu nhận định, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở chân thành, tình cảm, tin cậy, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Cột mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là dịp để nhìn lại quan hệ Nhật Bản - Việt Nam từ trước đến nay, và kiến tạo nền tảng cho mối quan hệ ấy phát triển vượt bậc hơn nữa hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới với tư cách là những đối tác có vị thế ngang bằng, cùng mang lại lợi ích cho nhau.

Linh Chi

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

Hơn 2 năm kể từ khi nhận được phát động và thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, đến nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận đỡ đầu 42 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 5/11, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (số 166A đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) số tiền 95 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở này trong thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng; buộc cơ sở này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Ngày 5/11/2024, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với UBND phường Tiến Thành tổ chức cho anh Trần Văn T., (SN 1986, thường trú xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài) xin lỗi công khai Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Đồng Xoài, do đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ bằng lời nói đối với người thi hành công vụ.

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文