Khóa D1 Học viện Cảnh sát nhân dân: Những dấu ấn không quên

10:40 03/04/2025

Khóa D1 Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) ra trường khi đất nước vừa chấm dứt chiến tranh đầy gian khổ. Gần 300 học viên D1 tỏa đi các nơi đã gặp phải những khó khăn chồng chất, nhưng các cán bộ Công an đã nắm bắt được tình hình thực tế, tham mưu cho các cấp lãnh đạo và trực tiếp tham gia cuộc chiến giữa thời bình đầy cam go, phức tạp, thể hiện được bản lĩnh của người Cảnh sát CAND Việt Nam.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ cán bộ trong lực lượng Công an nói chung, lực lượng Cảnh sát nói riêng đã tích cực nâng cao năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam, trong đó có khóa D1 thực sự xứng đáng với 16 chữ vàng: "Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước vì dân, quên thân phục vụ".

Dấu ấn D1

Năm 1975, đất nước thống nhất, trước yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự của Tổ quốc, nhất là công tác phòng, chống tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội, công tác quản lý an ninh, trật tự tại các đô thị lớn, lãnh đạo Bộ Công an, cụ thể là đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã quyết định tách Trường Công an Trung ương (Ký hiệu C500) thành 2 trường: Sĩ quan An ninh và Sĩ quan Cảnh sát. Trường Sĩ quan An ninh tiếp tục ở lại Trường C500, còn Trường Sĩ quan Cảnh sát chuyển về Suối Hai (Ba Vì, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội), cơ sở của Trường CSND (ký hiệu là T18).

Khóa D1 Học viện Cảnh sát nhân dân: Những dấu ấn không quên -0
Các cựu học viên D1 tại khu di tích lịch sử Truông Bồn.

Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an khi nhắc đến công lao của lớp D1, Học viện Cảnh sát trong 50 năm qua, đã nhận xét: “Trên cương vị và trọng trách được giao, có đồng chí đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức lực lượng CAND tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, được quốc tế đánh giá cao...

Đặc biệt, một số đồng chí được phân công ở lại trường (nay là Học viện CSND) và một số cơ sở đào tạo khác của Bộ Công an cũng đã phát huy năng lực, kinh nghiệm trở thành các giảng viên chính, là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, cán bộ lãnh đạo các khoa, phòng của nhà trường, tiếp tục đào tạo ra những thế hệ học viên, chiến sĩ CAND sau này. Song hành với đào tạo nguồn lực trong nước, còn tham gia đào tạo cho lực lượng Công an nước bạn Lào và nhiều sinh viên Lào cũng đã trở thành các cán bộ chủ chốt của nước bạn...

Sau những năm tháng công tác về nghỉ hưu, các cựu sinh viên D1 Học viện CSND tiếp tục tham gia hoạt động trong Hội Cựu CAND Việt Nam, tiếp tục cống hiến những kinh nghiệm giữ gìn an ninh, trật tự, vì sự bình yên của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Kinh nghiệm, trải nghiệm phong phú của các đồng chí là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng, hữu ích cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ CAND nâng cao bản lĩnh công tác và chiến đấu trong bối cảnh thế giới đại chuyển đổi hiện nay, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới”.

Khóa D1 là khóa đầu tiên của Học viện CSND ngày nay, đào tạo các sĩ quan chỉ huy của lực lượng CSND, gồm 300 học viên là những cán bộ thuộc lực lượng CSND công tác tại các địa phương từ Quảng Bình trở ra, đã trải qua những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Rất nhiều đồng chí đã trưởng thành, giữ các trọng trách lớn của đất nước, của lực lượng CAND, trong đó có 2 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng (một đồng chí là Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, một đồng chí là Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương), 9 đồng chí cấp tướng, 25 đồng chí là lãnh đạo cấp tổng cục, vụ, cục, Công an tỉnh, thành phố, 84 đồng chí là lãnh đạo cấp phòng, khoa, Công an huyện, 115 đồng chí là chỉ huy cấp đội, Công an phường.

Có 11 đồng chí được phong hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ và được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Có 1 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 3 đồng chí là liệt sĩ, thương binh trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Khóa D1 Học viện CSND đã cùng với các khóa học CAND lúc bấy giờ đào tạo cho lực lượng những cán bộ Công an tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Đồng chí Mai Thế Dương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cựu học viên D1 chia sẻ: “Quá trình học tập ở nhà trường, sau này phục vụ công tác, chúng tôi nhận thức rằng, bản lĩnh, ý chí khao khát để phấn đấu phục vụ cho Tổ quốc, phục vụ nhân dân là một điều mà chúng tôi luôn xác định cho mình. Và, chúng tôi luôn tâm niệm phải cố gắng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trên cương vị nào thì chúng tôi cũng luôn phải học hỏi, cố gắng”.

Cho thế hệ sau tiếp bước

Là khóa sĩ quan chỉ huy đầu tiên của lực lượng CSND, sinh viên khóa D1 được rèn luyện, chiến đấu, công tác ở tất cả các binh chủng của lực lượng Cảnh sát. Một số đồng chí được điều động, phân công công tác tại các lĩnh vực tổ chức cán bộ, thanh tra, đào tạo, tham mưu, hậu cần, hồ sơ nghiệp vụ... Ở bất cứ cương vị, trọng trách được giao nào, các cựu sinh viên D1 đều mang hết khả năng, năng lực và tinh thần trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tham gia chỉ đạo điều tra khám phá nhiều chuyên án lớn như vụ Năm Cam, Dung “Hà”, Khánh “Trắng”...; các vụ án tham nhũng ở Tập đoàn Dầu khí; vụ buôn bán ma túy lớn do Xiêng Phênh (quốc tịch Lào) và Vũ Xuân Trường cầm đầu; tham gia Chiến dịch 135 truy quét tội phạm hình sự trên toàn quốc; tham gia giải quyết những điểm nóng ở Quỳnh Phụ (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Kim Bảng (Nam Hà)... và khắp mọi miền Tổ quốc.

Lớp D1, Học viện Cảnh sát nhân dân những ngày học ở Suối Hai (Ba Vì, Hà Nội).

Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, cựu học viên D1 khẳng định: “Trải qua bao năm tháng học tập, cống hiến, nay gặp lại, tình cảm của chúng tôi vẫn như những ngày xưa, thời kỳ khó khăn của đất nước, ăn khoai, ăn sắn, vừa học tập vừa lao động. Nhưng, dù có khó khăn như thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn tập trung vào học tập, rèn giũa để trở thành những cán bộ CSND mẫu mực, tiêu biểu phục vụ lực lượng CAND, phục vụ đất nước”.

Niềm vui lớn nhất đối với lớp D1, đó là những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao phó trong những ngày đầu tiên đất nước sau giải phóng. D1 là sự khởi đầu của một thế hệ đã trở thành minh chứng hùng hồn cho sự trưởng thành vượt bậc. Sau này, có những thành viên của lớp D1 đã chuyển ngành làm việc tại một số vị trí khác, nhưng trong tiềm thức các anh, D1 vẫn là nền tảng, gốc rễ để các anh làm điểm tựa hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, một lòng cống hiến cho đất nước. D1 đã có những thành tích rất đáng tự hào để các thế hệ chiến sĩ nối tiếp noi gương, tiếp bước con đường dựng xây, bảo vệ Tổ quốc, những người chiến sĩ CAND, là thanh bảo kiếm của Đảng...

Trung tướng Cao Ngọc Oánh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an, cựu học viên D1 chia sẻ: “Sau 50 năm chúng tôi được gặp lại nhau, tình cảm vẫn chân chất như thuở ban đầu. Không chỉ lúc học mà cả quá trình công tác, anh em vẫn rất gắn bó. Ở trên mọi cương vị, chúng tôi đã luôn cố gắng mang hết tinh thần trách nhiệm, tình cảm cách mạng của người chiến sĩ Cảnh sát để cống hiến và cùng với các đơn vị nơi mình công tác lập được nhiều chiến công, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội”.

Trải qua hơn 50 năm công tác và chiến đấu, hầu hết học viên khóa D1, Học viện CSND đều trưởng thành, phát triển, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều đồng chí giữ vị trí quan trọng trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đó là niềm vui lớn, niềm vinh dự và trách nhiệm trước Tổ quốc, cũng như là một lời thề thiêng liêng, một dấu ấn để làm nên một D1 thành công vượt bậc với những tên tuổi, những cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ, chỉ biết còn Đảng là còn mình, như lời dạy của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn: “Thức cho dân ngủ yên, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui lẽ sống của nhân dân làm niềm vui lẽ sống của đời mình...”. Những thành tựu 50 năm qua của Khóa D1, Học viện CSND là nền tảng để các thế hệ sau của lực lượng Cảnh sát noi theo, làm tấm gương học tập.

Trần Hoàng Thiên Kim

Lúc 14h ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên chuyên cơ, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ tư đến Việt Nam. Trong số những người tiễn ông ở sân bay quốc tế Nội Bài, có Thượng tá Hoàng Văn Tú, cán bộ Đội bảo vệ khách quốc tế, Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an. Đây là lần thứ ba, anh có vinh dự làm nhiệm vụ bảo vệ vị khách đặc biệt này.

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Bộ Công an chủ trì xây dựng là một dự án luật quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân đồng thời cũng là bước đi thận trọng, kỹ lưỡng, có quá trình và sự chuẩn bị công phu của Chính phủ. Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, đơn vị được giao chủ trì tham mưu xây dựng dự án Luật xoay quanh những nội dung của dự án Luật.

Tháng Tư về, khi những cơn gió đầu hè mơn man qua từng tán cây xà cừ trên đường phố Hà Nội cũng là thời điểm bà Elisabeth Dahlin - cựu Tổng Thư ký Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Save The Children), nhà ngoại giao kỳ cựu, người bạn của Việt Nam - trở lại mảnh đất bà từng gọi là “mái nhà thứ hai” sau hơn hai thập kỷ gắn bó.

Sáng 27/4, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự lái xe Nguyễn Văn Tư (SN 1984), trú tại xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" liên quan đến vụ lật xe khách trên Tam Đảo vào sáng 26/4.

Sáng sớm 27/4, hàng vạn người dân từ khắp nơi đổ về, đứng chật các con đường vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành đang đi qua những tuyến phố chính xung quanh Dinh Độc Lập tại Lễ Tổng duyệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chúng tôi gặp Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an ngay sau khi anh cùng đoàn công tác từ Myanmar trở về. 7 ngày thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn quốc tế đã lùi lại phía sau, nhưng những giây phút nghẹt thở, căng thẳng và nỗi buồn ám ảnh khi chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Myanmar vẫn vẹn nguyên trong tâm trí anh và đồng đội...

Biết bao máu xương của quân và dân vùng Bưng sáu xã (nay thuộc TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã đổ xuống trên mảnh đất bưng biền vốn là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lập lại, vùng bưng xơ xác bởi bom đạn, dân số chỉ còn lại vài ngàn người sống bằng nghề thuần nông với phương tiện đi lại bằng xuồng, ghe. Còn bây giờ Bưng sáu xã được xem là một trong những khu công nghiệp, đô thị sầm uất của TP Hồ Chí Minh.

Thêm 6 năm gắn bó với Nam Định giúp Xuân Son trở thành cầu thủ ký hợp đồng dài hiếm có trong lịch sử V.League. Tất nhiên, đồng hành với khoảng thời gian hơn nửa thập kỷ ấy, chân sút nhập tịch này cũng nhận chế độ hậu hĩnh, đủ giúp anh vào top 3 cầu thủ giàu nhất Việt Nam!

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng tấn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn TP đang tìm cách tuồn ra thị trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.