Chú tôi và kẻ lừa đảo

07:12 04/04/2025

Dân làng tôi hiếm khi ra ngoài vào những ngày bình thường, họ chỉ đến chợ thị trấn để mua một thứ gì đó hoặc bán một số mặt hàng dư thừa ở nhà. Chợ rất nhộn nhịp, người dân bán đủ loại hàng hóa, bao gồm quần áo, hạt giống, thuốc diệt chuột, có cả bói toán…

Hôm đó, tôi theo chú đi dạo quanh chợ. Có rất nhiều người tụ tập ở phía trước nên chúng tôi chen vào để xem. Một người đàn ông trung niên ăn mặc rất lịch sự, trong sơ mi trắng, ngoài vest, đeo kính gọng vàng, trông giống như một người trí thức đang rao bán một chiếc bình trông rất đẹp và cổ kính nhưng có vẻ như không phù hợp với phiên chợ quê này.

z6469714177703_f15e7fbf4e88a0ac37ef5d72c00c0dfc.jpg -0
Minh họa: Lê Tâm

“Tôi từ Phúc Kiến đến đây để sưu tầm đồ cổ. Đồ cổ là gì? Đó là những thứ cũ trong nhà bạn, chẳng hạn như chai, lọ. Này, vợ tôi sắp sinh rồi, tôi cũng định về, nhưng hôm nay trên xe bị trộm mất hết tiền, không còn một xu dính túi nên đành phải bán chiếc bình báu vật này, thật đáng tiếc!”. Sau khi nói xong, người đàn ông trung niên lấy ra một que diêm, cẩn thận đánh que diêm vào bình, que diêm liền cháy, những người chứng kiến đều “à” lên.

Người đàn ông trung niên tỏ ra rất buồn bã và nói: “Tôi đã bỏ ra 6.000 nhân dân tệ để mua chiếc bình này và nếu mang nó đến Quảng Châu, tôi có thể kiếm được hàng chục nghìn nhân dân tệ. Hôm nay, tôi phải bán nó với giá 5.000 nhân dân tệ để có tiền chi phí đi lại. Hầu hết những người có mặt đều là nông dân, họ thường sẽ cân nhắc trước khi chi tiêu dù chỉ ba xu và khi họ thấy một chiếc bình được hét giá năm nghìn tệ, tất cả đều lắc đầu tản đi. Chú tôi có vẻ thích thú và đi vòng quanh chiếc lọ nhiều lần. Người đàn ông trung niên lấy ra vài que diêm đưa cho chú tôi và bảo chú thử xem. Chú tôi cẩn thận cầm chiếc bình lắc mạnh và ngọn lửa liên tiếp bùng cháy thì chú tôi cứ lẩm bẩm rằng nó thật tuyệt vời.

Người đàn ông trung niên nói: “Nếu không như là ma thuật thì không phải là đồ cổ, vì có thể châm lửa, chiếc bình này chắc chắn đã được chôn dưới lòng đất hơn một nghìn năm. Tôi đã mua nó với giá 6.000 nhân dân tệ vì người bán không biết giá trị của nó. Nếu không, họ có thể bán nó với giá hàng chục nghìn. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán nó”.

Chú tôi dường như không nghe thấy những gì ông ta nói và vẫn tiếp tục quẹt diêm. Khi gói diêm cháy hết, chú tôi ngẩng đầu lên và nói với người đàn ông trung niên: “Tôi không có nhiều tiền như vậy, chú có thể giảm giá cho tôi được không?”. Người đàn ông trung niên nói: “Anh biết đấy, bán giá ấy là tôi đã lỗ rồi, anh có thể bán nó với giá hàng chục ngàn tệ nếu anh mang nó đến Quảng Châu”. “Nhưng tổng số tiền trong nhà tôi cộng lại chỉ có hơn ba ngàn. Anh có thể giảm giá cho tôi không?”.

Tôi nghe chú nói vậy thì rất lo lắng, chú tôi là một người nông dân lương thiện, nhưng chú ấy không thể lương thiện như vậy được. Mặc dù tôi là học sinh trung học cơ sở, nhưng tôi cảm thấy chiếc bình này là chiếc bẫy. Không thể để chú tôi rơi vào cái bẫy đó, tôi vội vàng kéo áo của chú. Chú tôi mất kiên nhẫn gạt tay tôi ra và hét vào mặt tôi: “Cẩn thận nhé, nếu làm vỡ chiếc bình cháu sẽ không có tiền trả đâu!”.

Chú tôi mặc cả rất lâu nhưng người đàn ông trung niên vẫn nhất quyết đòi 5.000 tệ, chú tôi miễn cưỡng trả chiếc bình cho ông ta và nói: “Thì giữ lấy nó, vợ anh sắp sinh rồi, mà vẫn không chịu bán”. Dứt lời, chú tôi quay người bỏ đi. Có vẻ như câu cuối cùng đã tác động đến người đàn ông trung niên, ông ta tỏ ra cứng rắn nói: “Tôi có thể bán nó cho anh với giá ba ngàn tệ nhưng anh phải đồng ý với tôi một điều kiện, đó là anh không được bán lại nó trong vòng một tháng. Đợi đến khi về nhà gặp vợ, tôi sẽ mang tiền đến chuộc lại từ anh. Đến lúc đó, anh có thể bán cho tôi với giá hơn 6.000 tệ, được chứ?”. Chú tôi thấy rất hợp lý nên gật đầu: “Đợi tôi nhé, tôi về nhà lấy tiền”.

Chú tôi đi vài bước rồi mới nghĩ có chuyện gì đó không ổn, quay lại nói với người đàn ông trung niên: “Tôi về nhà lấy tiền, ngộ nhỡ anh bán đồ cho người khác thì sao? Tôi về lấy tiền chẳng phải là uổng công sao?”. Người đàn ông thề rằng mình rất đáng tin cậy, nếu không thì sao có thể làm ăn được. Chú tôi lắc đầu: “Tôi không biết anh, nếu có người trả 5.000 tệ và anh bán cho họ thì sao? Thế này nhé, trước tiên anh chuyển cho tôi 100 tệ, sau đó tôi sẽ yên tâm về nhà lấy tiền”.

Người đàn ông nọ suy nghĩ một lúc, lấy ra 50 tệ và nói: “Đây là số tiền cuối cùng của tôi, anh có thể lấy trước”. Chú tôi cầm tiền và nói: “Hãy đợi tôi nửa tiếng nhé!”. Khi chúng tôi bước ra khỏi cổng chợ, chú tôi đã kéo tay tôi chạy đi. Tôi hỏi tại sao lại phải chạy? Chú tôi nói rằng, nếu cháu lừa ai đó 50 tệ mà cháu không bỏ chạy, họ sẽ đuổi theo cháu!

Trần Dân Phong (dịch)

Truyện vui của Lý Đại Đầu (Trung Quốc)

Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025); Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 và sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí.

Liên quan đến vấn đề xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hiện nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc và Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do đã có những trao đổi cụ thể trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 21/4, tại Hà Nội.

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.