Sống lại một hoàng cung

14:37 24/11/2024

Kiến trúc và văn hóa của cả một triều đại dần sống dậy sau thời gian trùng tu, ở đó đã giữ lại không ít những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc, trạm trổ kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhân tạo và thiên nhiên. Những công trình nguy nga, tráng lệ đang được trùng tu, nâng bước cho địa phương hướng tới sự phát triển mới.

Một lòng vì miền di sản

Chuốt nhẹ từng nét cọ phủ lên thếp vàng son một thuở của những hoa văn trong điện Thái Hòa, những nghệ nhân xứ cố đô Huế cần mẫn như cố hết trong tâm khảm mình đánh thức cả sự huy hoàng xưa cũ trên cung điện này. Hơn ba năm qua điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành của kinh thành Huế được trùng tu, đó là sự nỗ lực của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, của các cấp có thẩm quyền cho tới từng nghệ nhân nơi này. Có tới 111 nghệ nhân và thợ lành nghề ở rất nhiều lĩnh vực như sơn thếp, nề ngõa, chạm khắc gỗ… đã liên tục làm việc mỗi ngày 3 ca bằng tất cả tinh hoa và tâm huyết nghề nghiệp để cống hiến cho công việc, trong đó có rất nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề là nữ cùng tham gia.

Sống lại một hoàng cung -0
Bên trong điện Thái Hòa đang được trùng tu giai đoạn cuối

Với lịch sử hình thành hơn 200 năm, Điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu của di tích Cố đô Huế còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến nay và là nơi đặt ngai vàng, nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi triều chính của triều đình nhà Nguyễn trong suốt 143 năm tồn tại. Qua hàng trăm năm, trước các tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt, mặc dù trải qua nhiều lần tu bổ, trùng tu nhưng Điện Thái Hòa vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng. Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 129 tỉ đồng gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác. Ngoài quy mô rộng lớn, kiến trúc tráng lệ, trang trí tinh xảo, điểm nổi bật của Điện Thái Hòa là hình tượng rồng, biểu tượng của đấng quân vương và là chủ đề chính trong điện. Hình rồng xuất hiện ở nhiều nơi, với nhiều hình thức thể hiện như rồng chầu trên mái, bậc thềm, cột hay chạm khắc ở các cấu kiện gỗ và ngai vàng... Đây được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.

Ông Hồ Hữu Hành, Giám đốc Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế cho hay, Điện Thái Hòa là di tích có giá trị quan trọng nên quá trình hạ giải, trùng tu được tiến hành hết sức cẩn trọng, công phu. Trước khi tháo dỡ, đơn vị thi công cũng đánh dấu vị trí trên từng cấu kiện trước khi hạ giải theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Đơn vị trùng tu đã chụp ảnh hiện trạng, đo vẽ, can dập lại hoa văn trang trí trên cột thếp vàng hình rồng, hoa văn trang trí bờ mái, đo vẽ, ghi nhận các thông số kỹ thuật của hệ khung gỗ, kết cấu mái… Quá trình trùng tu, mọi chi tiết đều được tiến hành scan 3D để lưu giữ toàn bộ dữ liệu thu thập được của công trình, sau đó số hóa toàn bộ hình ảnh 3D Điện Thái Hòa bằng hình ảnh chân thực để phục vụ công tác trùng tu, lưu trữ, đồng thời phục vụ du khách trải nghiệm tham quan không gian ảo của công trình này. Đặc biệt, luôn có hội đồng khoa học gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu của Huế trao đổi, thảo luận các giải pháp thi công để chọn ra phương án tối ưu, hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo chuẩn xác, tôn vinh giá trị di tích.

Toàn bộ các họa tiết trang trí, sơn son thếp vàng đều được làm thủ công, đòi hỏi các nghệ nhân phải có tay nghề cao, không cho phép có sai sót

Những cảm xúc của các nghệ nhân đang ngày đêm thi công trùng tu Điện Thái Hòa bất kể ngày đêm được dồn hết vào đôi bàn tay và khối óc. Họ muốn dành tất cả tâm huyết của mình để phục dựng lại một trong những di sản tiêu biểu bậc nhất của Huế. Ngày rồi đêm, từng nghệ nhân cần mẫn và cặm cụi, cẩn trọng và nỗ lực để cống hiến mãnh liệt cho công trình ấy. Khối lượng công việc vô cùng khó khăn bởi có nhiều phần là các họa tiết nhỏ, cần độ chính xác cao nên các nghệ nhân phải làm rất tỉ mỉ. Các nghệ nhân nhiều khi chấp nhận làm việc cả ban đêm để kịp hoàn thành công việc. Với mỗi nghệ nhân, đó không chỉ là công việc, đó còn là sứ mệnh thiêng liêng để bảo tồn và phục hồi lại vẻ đẹp cao quý của Điện Thái Hòa, giữ lại sự trường tồn cho di tích. Ông Trương Thế Lực, nghệ nhân trùng tu Điện Thái Hòa chia sẻ: “Thời gian qua Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai dự án với một quy trình thận trọng, khoa học và bài bản nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác trùng tu. Với mỗi nghệ nhân xứ Huế, được góp sức vào việc bảo tồn, trùng tu một di sản vô cùng quý giá như thế này là vinh dự to lớn không dễ gì có được. Chính vì thế chúng tôi nỗ lực hết sức, mang tất cả tinh hoa có được trong nghề để phục vụ công việc”.

Đáp lại sự nỗ lực ấy, những phần công việc được hoàn thiện qua từng ngày, để dáng dấp Điện Thái Hòa hiện lên ngày một nguy nga tráng lệ. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã trang trọng trao tặng giấy khen cho hàng chục nghệ nhân và thợ lành nghề vì những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và tu bổ Điện Thái Hòa suốt thời gian qua. Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chia sẻ, các nghệ nhân và thợ lành nghề đã làm việc không ngừng nghỉ, dồn tâm huyết vào từng chi tiết, góp phần giữ gìn vẻ đẹp độc đáo và phát huy giá trị văn hóa của Điện Thái Hòa. Những đóng góp của các nghệ nhân không chỉ giúp bảo tồn vẻ đẹp độc đáo của di tích mà còn góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa quý giá của Di sản Cố đô Huế. Dự kiến, việc trùng tu Điện Thái Hòa sẽ hoàn thành vào cuối tháng 11/2024.

Nghệ nhân đang tỉ mỉ khắc họa hình tượng linh vật rồng lên một trụ cột bên trong điện Thái Hòa

Sống lại một hoàng cung

Cố đô Huế, biểu tượng của sự tráng lệ và cổ kính với diện tích hơn 500 ha chứa đựng hàng trăm năm văn hóa và lịch sử của dân tộc. Những công trình kiến trúc độc đáo tại đây là minh chứng cho sự phát triển văn hóa và nghệ thuật dưới triều Nguyễn. Là kinh đô của nhà Nguyễn suốt hàng trăm năm, cố đô Huế là nơi hội tụ văn hóa của cả nước, tạo ra một di sản văn hóa đồ sộ. Hoàng cung của xứ Huế là nơi tỏa sáng vẻ đẹp cổ kính và quyền uy của triều đại Nguyễn. Với kiến trúc hoành tráng và tinh tế, dẫu qua biết bao thăng trầm của lịch sử, của chiến tranh và thiên tai qua hàng thế kỷ, cố đô Huế vẫn giữ vững vị thế của mình hài hòa giữa kiến trúc cổ điển và phong cách hiện đại tạo nên một bức tranh văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của dân tộc. Trong hơn 300 năm, Huế đã là thủ phủ của 9 triều đại chúa Nguyễn, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, và sau đó là kinh đô của Việt Nam thống nhất dưới triều Nguyễn.

Văn hóa Huế đặc sắc và đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực như văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục, lễ hội, văn hóa ẩm thực, phong cách giao tiếp và lối sống. Thừa Thiên Huế đang lưu giữ gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa và hơn 500 lễ hội các loại. Cố đô Huế là biểu tượng của sự hoành tráng với thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm và danh lam cổ tự. Vào tháng 12/1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, là trung tâm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam với cảnh đẹp tự nhiên và con người sáng tạo. Và một điều ít người biết, hiện nay Thừa Thiên Huế có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao tặng giấy khen cho nghệ nhân và thợ lành nghề vì những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và tu bổ Điện Thái Hòa suốt thời gian qua

Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, những công trình trong hoàng cung cố đô Huế đã chịu tổn thất nặng nề, nhiều công trình bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế vào năm 1981, công tác bảo tồn và phục hồi di tích đã được thực hiện một cách cẩn thận, giúp cho cố đô Huế phục hồi và trở lại với nguyên trạng ban đầu. Hơn ba thập kỷ sau khi được UNESCO vinh danh, di sản Huế không ngừng thay đổi, hồi sinh dần trở lại với diện mạo vốn có trong lịch sử và đang vươn mình với sức sống ngày càng mãnh liệt, giúp Thừa Thiên Huế bước ra khỏi sự lãng quên. Sự chuyển mình của khu di sản này với những kết quả vô cùng tích cực sau nhiều dự án đầu tư và tái đầu tư cho công cuộc bảo tồn. Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành một trong những khu di tích được bảo tồn hiệu quả cả về mặt cấu trúc cũng như các hạng mục di sản phi vật thể khác.

Trong thời gian trùng tu, du khách vẫn có thể đứng bên ngoài để tham quan, chụp ảnh điện Thái Hòa

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Di sản Huế đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là vai trò nền tảng để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm tới. Những cuộc đại trùng tu điện Thái Hòa, hay điện Kiến Trung và nhiều công trình khác càng làm nổi bật lên giá trị của di sản, và khẳng định sức mạnh của văn hóa dân tộc ngày càng được bảo tồn, phát huy một cách đúng đắn.

Cùng với Điện Thái Hòa đang dần hoàn thiện, đầu năm 2024, Điện Kiến Trung cũng đã hoàn thành trùng tu. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Năm 1947, do chiến tranh tàn phá khiến Điện Kiến Trung đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn nền móng. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế khởi động dự án nghiên cứu phục hồi Điện Kiến Trung. Tháng 2/2019, dự án trùng tu phục hồi và tôn tạo Điện Kiến Trung được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 124 tỉ đồng và khánh thành vào tháng 2/2024.

Nhóm CTV

Chiều 17/6, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết vừa tiếp nhận thông tin từ cơ quan Thuế liên quan đến hộ kinh doanh V.B (giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn) về việc xuất hóa đơn cho nhiều chi nhánh của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (gọi tắt là Công ty C.P. Việt Nam) với số tiền 2,894 tỉ đồng.

Sáng 17/6, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Báo CAND nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Ngày 17/6, truyền thông nhà nước Iran dẫn lời giới chức an ninh cấp cao tuyên bố, lực lượng tình báo nước này đã đánh trúng một trung tâm hoạt động của Mossad – cơ quan tình báo nổi tiếng của Israel, được cho là đặt tại một địa điểm ở Herzliya, gần Tel Aviv.

Chiều 17/6, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi làm việc với Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy về những kết quả trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Cùng dự buổi làm việc có đại diện một số đơn vị chức năng của Bộ Công an. Đại tá Ngô Thanh Bình, Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy và đông đủ lãnh đạo đơn vị tham dự buổi làm việc.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết do bị bệnh nặng nên không thể tham dự phiên tòa phúc thẩm và có đơn xin xét xử vắng mặt. Trước phiên tòa phúc thẩm, vợ Quyết đã nộp thêm 1.400 tỷ đồng để giúp Quyết khắc phục hậu quả vụ án, đồng thời có đơn gửi Hội đồng xét xử xin cho Quyết được áp dụng hình phạt tiền thay vì tù giam.

Để tổ chức thành công hội nghị Tổng kết và biểu dương mô hình, điển hình dân vận khéo tiêu biểu của lực lượng CAND giai đoạn 2021-2025, Thượng tướng  Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị các đơn vị chức năng, căn cứ nhiệm vụ được phân công, tiếp tục nêu cao tình thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo tổ chức hội nghị thành công, đạt chất lượng, hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc về những kết quả nổi bật về các mô hình, điển hình dân vận khéo của lực lượng CAND trong giai đoạn 5 năm (2021-2025)

Việc xây dựng Đề án của Đảng ủy Công an Trung ương về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở trong tình hình mới" để trình Ban Bí thư xem xét, quyết định Ban hành Chỉ thị là hết sức cần thiết. Đó là khẳng định của Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng Đề án tại cuộc họp BCĐ lần thứ nhất được Bộ Công an tổ chức chiều nay tại Hà Nội.

Cơ quan Uỷ ban kiểm tra (UBKT) Đảng uỷ Công an TP Hà Nội nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ Công an TP, góp phần làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an Thủ đô.

Trong chuyên án ma túy do Cục Cảnh sát điều tội phạm về ma túy, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Long An triệt phá, có tổng cộng 4 án tử và 1 án chung thân (trong 2 phiên tòa) dành cho các bị cáo. Đây là nhóm đối tượng manh động trong lúc vận chuyển ma túy đã tông xe vào lực lượng chức năng khiến 2 người dân thiệt mạng, 1 Trung tá CSGT hy sinh…

Theo kế hoạch, sáng 25/6, TAND tỉnh Thái Bình sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Đồng Xuân Thụ; cựu Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng cùng 40 bị can khác trong vụ án cưỡng đoạt tài sản đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Ngày 17/6, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục xét xử, tuyên phạt Võ Thành Long (SN 2004) tử hình về tội “Giết người”, 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”, 2 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”, 2 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt Võ Thành Long phải nhận là tử hình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.