Bạn biết gì về lịch sử 240 năm bầu cử Tổng thống Mỹ?

22:52 08/11/2016

Hôm nay,  ngày 8-11, cử tri Mỹ bỏ phiếu chọn ra Tổng thống thứ 45, ngoài Nga, bầu cử ở nước này luôn giành được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế vì các chính sách đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề toàn cầu, vậy bạn đã biết gì về lịch sử 240 năm bầu cử Tổng thống Mỹ? CAND sẽ giúp bạn biết.

1776: Chỉ các chủ đất có quyền bỏ phiếu

Tuyên ngôn Độc lập được ký. Quyền bầu cử trong thời kỳ Thuộc địa và Cách mạng chỉ giới hạn cho  chủ đất, hầu hết là đàn ông da trắng theo đạo Tin Lành trên 21 tuổi. Tuy nhiên, Hiến pháp New Jersey ra đời cùng năm cho phép tất cả các công dân trưởng thành có đất đai riêng, bao gồm phụ nữ có quyền bỏ phiếu.

Quốc hội Mỹ thông qua Tuyên ngôn Độc lập năm 1776

1787: Không có tiêu chuẩn liên bang-các bang tự quyết định công dân có quyền bỏ phiếu

Hiến pháp Mỹ được thông qua. Bởi vì chưa có quy định quốc gia thống nhất, các bang được trao quyền điều chỉnh pháp luật riêng về quyền bầu cử. Hầu hết mọi trường hợp, quyền lợi này vẫn nằm trong tay các chủ đất da trắng.

1790: Chỉ đàn ông da trắng được công nhận “công dân mẫu mực”, có quyền bỏ phiếu

Luật Quốc tịch được thông qua. Nó tuyên bố rõ ràng chỉ những người da trắng “tự do” nhập cư có thể trở thành công dân Mỹ và tham gia bầu cử cùng với các chủ đất.

1792: New Hampshire loại bỏ đặc quyền dành cho chủ bất động sản

New Hampshire trở thành bang đầu tiên loại bỏ yêu cầu tài sản tư hữu, mở rộng quyền bầu cử cho người dân, tuy nhiên, vẫn giới hạn ở hầu hết nam công dân da trắng.

Năm 1790 chỉ chủ đất da trắng được trao quyền công dân và bỏ phiếu

1807: New Jersey cấm phụ nữ bỏ phiếu

New Jersey sửa đổi luật, phủ nhận quyền bỏ phiếu của phụ nữ. Trong suốt 113 năm sau đó, không bang nào cho phép phụ nữ bỏ phiếu bầu Tổng thống hoặc lãnh đạo địa phương.

1828: Xóa bỏ rào cản tôn giáo

Maryland trở thành bang đầu tiên loại bỏ hạn chế tôn giáo khi thông qua luật chấp nhận Đạo Do Thái. Nam giới da trắng Do Thái không còn bị từ chối quyền bỏ phiếu.

1848: Phong trào kêu gọi quyền bầu cử cho phụ nữ

Hội nghị về quyền phụ nữ được tổ chức ở Seneca Fall, Federick Douglass, biên tập viên một tờ báo kiêm cựu nô lệ tham dự sự kiện và có bài phát biểu ủng hộ quyền bầu cử phổ thông. Bài phát biểu của ông đã giúp thuyết phục Quốc hội Mỹ chấp thuận giải pháp kêu gọi quyền bầu cử cho phụ nữ.

1848:  người gốc Mexico được công nhận công dân, nhưng bị hạn chế bảo phiếu

Hiệp ước Guadupe-Hidalgo chấm dứt chiến tranh Mexico-Mỹ và đảm sự trao quyền công dân cho người gốc Mexico sinh sống trong vùng lãnh thổ đã bị Mỹ chiếm. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu bị giới hạn đối với người gốc Mexico có tiền án hoặc không biết tiếng Anh.

1856: Bãi bỏ điều kiện sở hữu tài sản riêng

Bắc Carolina là bang đầu tiên loại bỏ sở hữu tài sản riêng, chẳng hạn, xí nghiệp hoặc đồn điền là điều kiện quan trọng nhất để có quyền tham gia bầu cử.

Năm 1876 người Mỹ bản xứ không có quyền bỏ phiếu

1868: các cựu nô lệ được công nhận là công dân, nhưng bỏ phiếu bị hạn chế

Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 14 được thông qua. Quyền công dân được xác định và trao cho các cựu nô lệ. Tuy nhiên, cử tri được định nghĩa rõ ràng, chỉ là nam giới.

1870: Quyền bỏ phiếu không bị từ chối vì lý do chủng tộc, vì vậy, chiến thuật phân biệt-đối xử khác đã được áp dụng.

Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 15 được thông qua. Nó nêu rõ chính quyền tiểu bang hoặc liên bang không được từ chối quyền bỏ phiếu vì lý do chủng tộc.

Tuy nhiên, ngay sau đó, một số bang bắt đầu áp dụng biện pháp như đánh thuê bầu cử và kiểm tra trình độ văn hóa, chủ yếu ở mức biết đọc, viết và tính toán thông thường nhằm hạn chế khả năng người Mỹ gốc Phi đăng ký bỏ phiếu.  Chiến thuật, người từng phạm pháp phải đi tù cũng được áp dụng.

1872: Phụ nữ cố gắng  bỏ phiếu

Susan B. Anthony bị bắt và phải hầu tòa ở Rochester, New York vì cổ gắng bỏ phiếu bầu tổng thống. Cùng thời điểm, Sojourner Truth, một cựu nô lệ cả đời hiến thân đấu tranh vì công lý và bình đẳng xuất hiện trước hòm phiếu ở Grand Rapids, Michigan, yêu cầu được bỏ phiếu. Bà đã bị từ chối.

1876: Người bản xứ không có quyền bỏ phiếu.

Tòa án Tối cao ra phán quyết người Mỹ bản xứ (người da đỏ Indian) không phải là công dân theo Hiến pháp sửa đổi lần thứ 14, và do đó, họ không được trao quyền bầu cử.

1882: Người dân tộc Trung Hoa di cư không được công nhận và không có quyền bỏ phiếu

Đạo Luật bài dân Trung Hoa ngăn cản người dân có tổ tiên ở Trung Quốc không thể trở thành công dân Mỹ và không có quyền tham gia bầu cử.

Năm 1882 người di cư gốc Trung Quốc không có quyền bỏ phiếu

1887: Dân Mỹ bản xứ chối bỏ nguồn gốc được trao quyền công dân

Đạo luật Dawes được thông qua. Nó trao quyền công dân cho người Mỹ bản xứ từ chối bỏ bộ lạc của mình, nhưng họ chưa có quyền bỏ phiếu.

1890: Wyoming cho phép phụ nữ bỏ phiếu

Wyoming thừa nhận quy chế mới và trở thành bang đầu tiên cho phép phụ nữ bỏ phiếu lựa chọn tổng thống.

1912-13: Phụ nữ tuần hành yêu cầu quyền bỏ phiếu

Hàng ngàn phụ nữ đã tuần hành khắp New York và Washington, DC yêu cầu chính phủ trao quyền bầu cử.

1919: Người Mỹ bản xứ tham gia quân đội được trao quyền công dân.

Người Mỹ bản xứ phục phụ quân đội Mỹ trong Thế chiến I được công nhận là công dân Mỹ và có quyền bỏ phiếu. Nhưng đây chỉ là một chiêu bài lựa mị của chính quyền da trắng để lấy người Indian làm “bia đỡ đạn” trên chiến trường.

1920: Quyền bỏ phiếu mở rộng đến phụ nữ.

Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần thứ 19 được thông qua, trao quyền bỏ phiếu cho phụ nữ ở cấp tiểu bang và liên bang.

1922: Người gốc châu Á không được bỏ phiếu

Tòa án Tối cao ra phán quyết người gốc Nhật Bản không thể trở thành công dân. Và đến năm 1923, tòa án Mỹ ra phán quyết tất cả dân gốc châu Á không được trao quyền công dân và không thể bỏ phiếu.

1924: Người Mỹ bản xứ lại được trao quyền công dân, nhưng thể bỏ phiếu

Đạo luật Công dân Indian trao quyền công dân cho người Mỹ bản xứ, nhưng nhiều bang lập luật và chính sách riêng để ngăn cản họ trở thành cử tri.

1926: Bạo lực được sử dụng để ngăn người da đen yêu cầu quyền bỏ phiếu

Trong khi cố gắng đăng ký bỏ phiếu ở Birmingham, Alabama, một nhóm phụ nữ gốc Phi bị đánh đập và ngăn cản.

1947: Luật cấm người Mỹ bản xứ bỏ phiếu được loại bỏ

Miguel Trujllo, một người Indian kiêm cựu sĩ quan Hải quân, kiện chính quyền bang New Mexico không cho phép ông bỏ phiếu. Ông thắng kiện và bang New Mexico, Arizona đã phải chấp nhận quyền bỏ phiếu của tất cả người bản xứ.

1952: Người gốc châu Á có thể bỏ phiếu

Đạo luật McCarran Walter trao quyền công dân cho tất cả người dân gốc châu Á và họ bắt đầu được tham gia các sự kiện chính trị quan trọng.

1963: Quyền bầu cử được coi  là nhân quyền căn bản

Những nỗ lực trên quy mô lớn ở miền Nam kêu gọi quyền bầu cử cho người gốc phi được tăng cường. Tuy nhiên, các quan  chức nhà nước từ chối cho người gốc Phi đăng ký bỏ phiếu bằng cách đánh thuế phiếu bầu, kiểm tra trình độ văn hóa và de dọa sử dụng vũ lực. Một trong những nỗ lực khác là chiến dịch Mùa hè Tự do, có gần một ngàn công chức thuộc mọi thành phần dân tộc, chủng tộc hội tụ ở miền Nam để ủng hộ quyền bỏ phiếu.

1965: Phong trào Grassroots thay đổi hoàn lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ

Nhờ phong trao đấu tranh Grassroot, Đạo luật về Quyền bỏ phiếu được thông qua. Nó cấm các bang phân biệt đối xử đối với cử tri, dù bất kể nguồn gốc chủng tộc hoặc tôn giáo, phải cung cấp cơ chế liên bang để giúp người dân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của họ.

Tổng thống Lydon Johnson ký Đạo luật về Quyền bầu cử mới năm 1965

1966: Tiếp tục Phong trào dân  chủ đấu tranh vì tiến bộ xã hội và quyền bỏ phiếu

Nhà hoạt động nhân quyền James Meredith bị thường vì bị bắn lén khi tham gia cuộc tuần hành “Hiên ngang bước đi không sợ hãi” ở Tennessee và Missisippi.  Ngày hôm sau, gần 4.000 người Mỹ gốc Phi đăng ký bỏ phiếu. Các nhà hoạt động nhân quyền khác, chẳng hạn, Martin Luther King và Carmichael tiếp tục tuần hành cho đến khi ông Meredith bình phục. Sau đó, ông tiếp tục tham gia đấu tranh và giành thắng lợi. Quyền bầu cử được trao cho mọi thành phần cử tri, bao gồm người da đen.

1971: Tuổi cử tri hạ xuống 18

Hiến pháp sửa đổi lần thứ 26 được thông qua, trao quyền bầu cử cho công dân đủ 18 tuổi trở lên.

1975: Xuất hiện phiếu bầu đa ngôn ngữ

Luật sửa đổi về Quyền bầu cử yêu cầu phiếu bầu, ngoài in bằng tiếng Anh, cần phải có thêm ngôn ngữ khác, thậm chí có phép người dân không biết tiếng Anh bỏ phiếu bằng cách viết tiếng dân tộc của họ, chẳng người gốc Trung Quốc sử dụng tiếng Hoa.

2000: Cư dân ở vùng lãnh thổ thuộc địa Mỹ được trao quyền công dân, nhưng thể bỏ phiếu

Một tháng trước cuộc bầu cử Mỹ, một tòa án liên bang quyết định ra phán quyết, người Puerto Rico sống ở quần đảo Puterto Rico, dù là công dân, họ không thể bỏ phiếu bầu Tổng thống. Phán quyết cũng được áp dụng cho cá quần đảo Guam, Samoa và Virginia, với tổng dân số gần 4,1 triệu người.

2001: Tranh cãi về quyền bầu cử dành cho người từng phạm tội hình sự

Ủy ban Quốc gia về Cải cách Bầu cử Liên bang đề nghị tất cả 50 bang cho phép các cựu phạm nhân khôi phục quyền bỏ phiếu sau khi được xóa án tích.

Gần 4 triệu dân Mỹ không thể bỏ phiếu vì tội phạm phải trong quá khứ. Hầu hết ở các ban, người từng có án hình sự bị cấm tham gia bầu cử. Luật này là di sản thời kỳ hậu Nội chiến cố gắng ngăn cản người Mỹ gốc Phi bỏ phiếu.

2002: Cải cách quy mô lớn, phiếu bầu điện tử được áp dụng

Để giải quyết sự không thống nhất trong bầu cử nhằm phù hợp với tiêu chuẩn bỏ phiếu liên bang. Đạo luật giúp cử tri Mỹ bỏ phiếu (HAVA) được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000. Đây cũng là lần đầu tiên phiếu điện tử được áp dụng.

2013: Quyền bầu cử-Nhân quyền căn bản vẫn chưa được thực hiện đầy đủ

Tòa án Tối cao chấp thuận một đạo luật yêu cầu giới chính trị gia ở các bang có lịch sử phân biệt đối xử, chống lại cử tri thiểu số phải thay đổi quy tắc cổ hủ. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nhận xét, bầu cử, một nhân quyền căn bản nhất, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ ở một đất nước luôn đề cao “dân chủ” nơi “cửa miệng” như nước Mỹ.

Trúc Phạm

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文