Bật mí chuyện đưa đón Chủ tịch Triều Tiên tới Việt Nam trên đoàn tàu bọc thép

13:55 03/03/2019

Trong suốt quãng thời gian trước khi đoàn tàu bọc thép của Triều Tiên tới Việt Nam, ngành đường sắt đã nỗ lực chuẩn bị đầy đủ theo đúng mọi yêu cầu từ phía Triều Tiên, để đảm bảo an toàn chuyến công du của Chủ tịch Kim Jong-un.


Trưa 2-3, đoàn tàu bọc thép của Chủ tịch Kim Jong-un đã rời ga Đồng Đăng, Lạng Sơn, thực hiện hành trình vượt qua hơn 4.000km đường sắt sang Trung Quốc, trở về Triều Tiên. Dự kiến, sau 65 tiếng đồng hồ (nếu không dừng nghỉ lâu), đoàn tàu sẽ về tới thủ đô Bình Nhưỡng. 

Trong suốt quãng thời gian trước khi đoàn tàu tới Việt Nam, ngành đường sắt đã nỗ lực chuẩn bị đầy đủ theo đúng mọi yêu cầu từ phía Triều Tiên để đảm bảo an toàn chuyến công du của Chủ tịch Kim Jong-un.

Đoàn tàu bọc thép với đầu máy kéo DF4Dđi vào ga Đồng Đăng. 

Cầu lên xuống tàu cho tải trọng 8 tấn

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo đơn vị chỉ nhận được thông tin Chủ tịch Triều Tiên sang Việt Nam bằng đường sắt hôm 18-2, tức là có 8 ngày chuẩn bị. Thời gian gấp rút mà ga Đồng Đăng chưa bao giờ đón một vị lãnh đạo cấp cao nước ngoài nào nên tất cả đều lo lắng. 

Trong khi đó, các đoàn tiền trạm của Triều Tiên đã đến dồn dập để khảo sát cặn kẽ dọc tuyến đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng, Bằng Tường-Đồng Đăng. “Phương án tổ chức tàu chạy từ Triều Tiên sang Trung Quốc đến Việt Nam cũng được cơ quan chức năng của 3 nước họp tại TP Bằng Tường (Trung Quốc). 

Chuẩn bị cầu tàu đón Chủ tịch Kim Jong-un. Ảnh: Thiện Minh

Sau khi nhận thấy khả năng không thể đưa Chủ tịch Triều Tiên di chuyển từ Bằng Tường tới Hà Nội bằng đường sắt, họ chuyển sang phương án đường bộ nhưng yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe với việc đoàn tàu bọc thép dừng tại ga Đồng Đăng”, một quan chức ngành đường sắt cho biết thêm.  

Trong số những yêu cầu được đưa ra, công tác an toàn được đặt lên hàng đầu, nhất là đoạn tuyến 4,7km từ Trung Quốc đến Đồng Đăng. Các đoàn cán bộ của đường sắt Việt Nam phải đi khảo sát nhiều ngày và cùng các cơ quan chức năng khác xây dựng các phương án bảo vệ. 

Chủ tịch Triều Tiên bước ra cầu tàu sáng 26-2.

“Một điều quan trọng khác là quy trình tác nghiệp trong ga, các cầu lên xuống cho Chủ tịch Kim Jong-un và xe chống đạn của ông lên xuống ga được phía Triều Tiên được yêu cầu độ chuẩn xác đến từng cm từ độ cao đến chiều dài và tải trọng. Do trên tàu có 2 ô tô chống đạn khá dài nên chúng tôi đã phải làm cầu lên xuống dựa theo kích thước phía Triều Tiên cung cấp. Sau khi làm xong chúng tôi đã đưa xe lu 8 tấn vào thử tải”, ông Vũ Anh Minh kể. 

Quá trình tàu Triều Tiên vào ga Đồng Đăng, ngoài lái tàu Trung Quốc, ngành đường sắt còn bố trí thêm một lái tàu Việt Nam có kinh nghiệm lên đầu máy để cùng căn chỉnh chính xác vị trí đỗ tàu. 

Đoàn tàu được đưa đến đúng vị trí chứa ôtô. Sau khi ôtô xuống sân ga, đoàn tàu đi thêm hơn 19 m để lối lên xuống đúng vị trí cửa toa xe của Chủ tịch Triều Tiên.

Ngành đường sắt cũng đã huy động gần 200 cán bộ, nhân viên tại các bộ phận phối hợp đón chuyến tàu đặc biệt này, thay vì 50 người đón một chuyến tàu như mọi ngày. Ngoài ra còn có lực lượng cứu trợ, xe cẩu đường bộ, cẩu đường sắt để sẵn sàng ứng phó khi trường hợp xấu nhất.

Với 13 toa, đoàn tàu bọc thép của Chủ tịch Kim Jong-un đã di chuyển trên quãng đường hơn 4.000km sang Trung Quốc và thêm 4,7km từ TP Bằng Tường đến ga Đồng Đăng. Tốc độ trung bình của tàu là 60km/h. Truyền thông Triều Tiên cho biết, các toa tàu này được gia cố bằng những tấm thép chống đạn lớn để bảo vệ người bên trong khỏi nguy cơ bị tấn công bằng hỏa lực thông thường từ bên ngoài.        

Và đầu tàu Trung Quốc sọc vàng đỏ

Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNS), đoàn tàu bọc thép được xem là phương tiện ưa thích và độc đáo của ông Kim Jong-un trong các chuyến công du. Đoàn tàu dễ nhận biết nhờ có màu sơn xanh và sọc chỉ vàng chạy ngang thân tàu. 

Chủ tịch Triều Tiên từng di chuyển bằng tàu hỏa trong chuyến công du đầu tới nước ngoài là sang Trung Quốc hồi tháng 3-2018 và chuyến công du thứ tư vào tháng 1-2019. Khi tới nhà ga Bắc Kinh hồi đầu năm ngoái, đoàn tàu bọc thép này cũng được sơn màu xanh đậm và có sọc vàng chạy dọc thân tàu. 

Đầu máy kéo đoàn tàu chở Chủ tịch Triều Tiên được sơn màu đỏ - vàng và mang biểu tượng của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc.

Đài NTV của Nhật Bản nhận xét, đoàn tàu giống đoàn tàu từng chở cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đến Bắc Kinh hồi năm 2011 nhưng chỉ khác là ít toa hơn. Cả ông Kim Jong Il và ông Kim Nhật Thành cũng từng đi trên những con tàu bọc thép kỹ lưỡng kiểu này khi đến thăm Trung Quốc và Nga. 

Đoàn tàu được cho là có nhiều phòng, gồm ít nhất một phòng họp, một phòng nghỉ và các phương tiện cần thiết như điện thoại vệ tinh để ông Kim Jong-un có thể điều hành đất nước từ xa. Điểm khác biệt trong chuyến đi lần này của ông Kim Jong-un là sau khi tàu vượt qua địa phận Trung Quốc, đầu máy kéo toa tàuđã được đổi và có kèm theo lái tàu của Trung Quốc theo từng chặng dọc tuyến tàu đi qua.  

Rất dễ nhận biết đoàn tàu của Chủ tịch Triều Tiên nhờ có màu sơn xanh và sọc chỉ vàng chạy ngang thân tàu

Các hình ảnh ghi được cho thấy, đầu máy đó có sơn màu đỏ - vàng mang biểu tượng của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và là loại đầu máy DF4D chứ không phải đầu máy DF11Z màu xanh như mọi lần. Đầu máy DF4 (Đông Phong 4) là mẫu tiền bối của DF11Z và cũng được sản xuất bởi Công ty sản xuất đầu máy xe lửa Qishuyan Trung Quốc. 

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969, đầu máy DF4 vẫn được sản xuất cho đến năm 2007 với nhiều biến thể như DF4A, DF4B, DF4C, DF4D, DF4DJ, DF4DD và DF4E. Tại Trung Quốc, đầu máy DF4 được sử dụng cho cả vận chuyển hành khách và hàng hóa. Còn DF11Z là biến thể của đầu máy DF11, tên đầy đủ là Dongfeng 11 (Đông Phong 11). Đầu máy này là loại diesel truyền động điện tốc độ cao được sản xuất bởi Công ty sản xuất đầu máy xe lửa Qishuyan Trung Quốc và được sử dụng bởi Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc. 

DF11Z được cung cấp sức mạnh bởi động cơ diesel 16V280ZJA và động cơ điện 3 pha, cho tổng công suất hơn 4.000 mã lực và vận tốc tối đa 160 km/h. Có đến 3 đầu máy DF11Z được trang bị cho đội tàu của ông Kim Jong-un. 
Chủ tịch Triều Tiên vẫy chào mọi người trước khi về nước. 

Chưa hết, quy trình vận hành tàu bọc thép chở Chủ tịch Triều Tiên ở ga Đồng Đăng đối với lái tàu cũng khá đặc biệt. Lái tàu lúc đầu phải đỗ ở vị trí ke ga cho 2 ô tô chống đạn của Triều Tiên xuống trước, sau đó phải lùi dịch lại đúng vị trí đã được sắp xếp sẵn để Chủ tịch Kim Jong-un bước xuống. 

Sau khi đưa ông Kim Jong-un đến Đồng Đăng khoảng 1 tiếng, tàu bọc thép được đưa trở lại ga Bằng Tường vàđỗ tại đó trong 5 ngày. Đúng 9h30 sáng 2-3, đoàn tàu quay lại đón ông Kim Jong-un. Trưởng tàu là nam còn phó tàu là nữ. 

Sông Thương - Thiện Minh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文