Cuộc nổi dậy đẫm máu đầu tiên chống lại Israel của người Palestine

09:59 15/05/2018
Cuộc đụng độ giữa người biểu tình Palestine và Israel trong những ngày qua dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột giống như phong trào nổi dậy Intifada lần đầu tiên mà người Palestine phát động chống lại Israel hơn 30 năm trước.

Ngược lại lịch sử vào năm 1948, sau khi Anh kết thúc hơn 30 năm cai trị vùng đất Palestine, Liên Hợp Quốc đã ra một nghị quyết phân chia lãnh thổ của vùng đất này cho người Do Thái (Israel) và người Arab với nhà nước Palestine. Riêng khu vực Jerusalem được kiểm soát bởi Liên Hợp Quốc do tính chất đặc biệt của nó.

Vùng đất của người Palestine (màu vàng) bị "co lại" đáng kể so với phương án của Liên Hợp Quốc. Ảnh: ISRandPAL

Người Do Thái đồng ý với phương án của Liên Hợp Quốc và ra tuyên bố thành lập Israel. Tuy nhiên, các nước Arab lại cho rằng toàn bộ vùng đất này phải nằm dưới sự kiểm soát của họ. Bởi vậy, họ đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Israel song thất bại. Israel trong cuộc chiến này đã giành được nhiều phần lãnh thổ hơn so với phân chia của Liên Hợp Quốc.

Tới năm 1967, trong cuộc chiến 6 ngày giữa Israel và Ai Cập, Syria, Jordan. Israel lại một lần nữa chiến thắng. Lần này, họ đã giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ vùng Palestine, đồng thời coi Jerusalem là thủ đô "không thể chia cắt" của mình.

Mặc dù người Israel kiểm soát gần như toàn bộ khu vực, nhưng người Palestine vẫn không từ bỏ ước mơ lập quốc tại nơi mà họ coi là quê hương và được Liên Hợp Quốc công nhận. Sự phẫn nộ của người Palestine với Israel vì vậy cũng tăng lên.

Tới ngày 8-12-1987, 4 người Palestine tại trại tị nạn Jabaliya ở Dải Gaza bị một xe tải của Israel cán chết. Vụ tai nạn đã làm bùng phát những cuộc đụng độ dữ dội giữa quân đội Israel và người biểu tình Palestine tại 8 trại tị nạn vào ngày hôm sau.

Thanh niên Palestine ném đá vào xe tăng Israel. Ảnh: AP

Thanh thiếu niên Palestine xuống đường biểu tình, đốt lốp xe, ném đá và bom xăng vào cảnh sát và quân đội Israel. Đây là lần đầu tiên người Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza tham gia xung đột trực tiếp với Israel kể từ sự kiện năm 1948. 

Người Palestine đặt tên cho phong trào nổi dậy của họ là Intifada. Nhiều người Palestine coi Intifada là cuộc chiến hợp pháp trong phong trào giải phóng dân tộc khỏi sự chiếm đóng của nước ngoài. Đối với Israel, Intifada là một chiến dịch khủng bố.

Israel đáp trả cuộc nổi dậy bằng chính sách “Bàn tay sắt”: các lệnh giới nghiêm, bắt giữ hàng loạt, tra tấn và sau đó là trục xuất. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yitzhak Rabin ra lệnh “đập gãy xương” những người biểu tình trẻ. Hình ảnh lính Israel dùng gậy đánh đập thanh thiếu niên Palestine khiến cộng đồng quốc tế lên án, dẫn đến việc Israel chuyển sang sử dụng đạn nhựa khi đàn áp người nổi dậy.

Tới năm 1993, với nỗ lực của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine đã đạt một thoả thuận lịch sử để chấm dứt cuộc xung đột trên.

Tuy nhiên, các cuộc xung đột kéo dài đến 6 năm đã để lại những hậu quả kinh hoàng: gần 1.300 người Palestine bị giết bởi những người lính hoặc người định cư Do Thái, với gần 1/4 trong số đó dưới 16 tuổi. Khoảng 150 người Israel cũng thiệt mạng trong các vụ xung đột.

Một thanh niên Palestine đá lốp vào đám cháy trong cuộc biểu tình hôm 14-5. Ảnh: Reuters

Intifada thứ hai bùng phát khi lãnh đạo phe cánh hữu Israel Ariel Sharon viếng thăm nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa tại Đông Jerusalem ngày 28-9-2000, trong bối cảnh mọi đàm phán trước đó đều không thể tạo ra tiến triển nào cho việc thành lập nhà nước Palestine. Trong cuộc nổi dậy này, hàng nghìn người cả ở hai bên đã thiệt mạng, thương vong nhiều hơn cả Intifada lần thứ nhất. 

Hôm qua (14-5), it nhất 52 người Palestine thiệt mạng và 2.400 người bị thương ở Gaza trong các cuộc đụng độ và biểu tình trùng với dịp khánh thành đại sứ quán Mỹ tại thành phố Jerusalem. 

Đây là ngày chứng kiến nhiều người chết nhất trong cuộc xung đột Israel - Palestine trong nhiều năm qua, dấy lên lo ngại một một phong trào nổi dậy chống Israel của người Palestine giống như cuộc xung đột đẫm máu cách đây 30 năm.

Thiện Minh

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文