Hợp tác điều tra chống trốn thuế trong vụ Hồ sơ Panama

07:55 14/04/2016
Các nhà điều tra đến từ 28 quốc gia trên thế giới ngày 13-4 đã nhóm họp tại Thủ đô Paris của Pháp để bàn thảo về chiến lược chống trốn thuế. Đồng thời, theo đề xuất của Mạng lưới hợp tác và thông tin quốc tế về chống trốn thuế (Jitsic), một chiến dịch truy quét chưa từng có tiền lệ về các cá nhân và tổ chức liên quan đến Hồ sơ Panama sẽ được tiến hành trên toàn cầu.


Kế hoạch chống gian lận thuế của EU

Chủ trì cuộc họp tại Paris, người đứng đầu cơ quan thuế quốc tế của Australia Mark Konza cho biết, các quốc gia cử đại diện tới tham dự với mục đích chính là hợp tác điều tra vụ bê bối Hồ sơ Panama vừa được công bố. Thông qua cuộc họp này, giới chức các nước hy vọng sẽ đạt được đồng thuận về một cuộc điều tra chưa từng có trong tiền lệ.

Một ngày trước khi cuộc họp này diễn ra (12-4), các nước thành viên lớn trong Liên minh Châu Âu (EU) gồm Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan đã nhất trí tham gia nhóm các nước cùng phối hợp chống tình trạng gian lận thuế đang làm thất thoát hàng ngàn tỷ Euro mỗi năm.

Theo đó, EU buộc mỗi nước thành viên công bố dữ liệu kế toán và thuế của các tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh thu, lợi nhuận, ngưỡng trần tính thuế mà tập đoàn đa quốc gia phải nộp tại mỗi thành viên EU. 

Cụ thể, tập đoàn đa quốc gia hoạt động kinh doanh tại EU, bất kể đến từ quốc gia nào, nếu doanh thu toàn cầu trên mức 750 triệu Euro (tương đương 850 triệu USD), sẽ phải công bố các thông tin về doanh số, kế toán và tỷ lệ đóng thuế tại mỗi nước thành viên EU cũng như ngoài khu vực này. Hiện Áo chưa đồng tình với kế hoạch này và các nước đang nỗ lực thuyết phục để chính quyền Vienna đổi luật giữ bí mật một cách nghiêm ngặt đối với hệ thống ngân hàng.

Ủy viên đặc trách về thuế của EU Pierre Moscovici và Ủy viên bình ổn tài chính EU Jonathan Hill tiết lộ, các biện pháp này đã được Ủy ban Châu Âu (EC) trình Nghị viện Châu Âu (EP) tại Strasbourg, Pháp hôm 12-4 sau nhiều tuần chuẩn bị. 

Nếu được thông qua và đi vào thực hiện, các quy định mới về thuế này sẽ tác động đến khoảng 6.000 doanh nghiệp và sẽ giúp EU lấy lại được ít nhất 80 tỷ USD tiền thuế. Tuy nhiên, để công bằng, các nước thuộc EU cũng đề nghị cho phép đại diện các công ty đa quốc gia như Amazon, Google, Facebook, Coca-Cola trình bày ý kiến của họ về các đề xuất mới này trước Nghị viện Châu Âu.

Cảnh sát Panama ngày 13-4 đã tiến hành khám xét trụ sở và văn phòng của Công ty Luật Mossack Fonseca để truy tìm chứng cứ làm ăn bất hợp pháp của công ty này. Ảnh: AP.

Biện pháp mạnh của các quốc gia

Trong khi đó, tại Panama, quốc gia đang trở thành tâm điểm chú ý và vừa bị đưa vào danh sách “thiên đường trốn thuế”, Tổng chưởng lý đã cho tiến hành khám xét trụ sở và văn phòng của Công ty Luật Mossack Fonseca để truy tìm chứng cứ làm ăn bất hợp pháp của công ty này.

Công ty Luật Mossack Fonseca là cái tên được nhắc nhiều đến trong vụ Hồ sơ Panama với việc thành lập 210.000 công ty ma tại 21 quốc gia để giúp khách hàng trốn thuế. Hãng BBC cho biết, cuộc lục soát được thực hiện bởi các thành viên trong đơn vị chống tội phạm có tổ chức của lực lượng cảnh sát Panama. 

Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, các dữ liệu máy tính quan trọng bị tịch thu sau đó đã được chuyển cho các công tố viên đang theo đuổi cuộc điều tra về trốn thuế và rửa tiền liên quan đến Công ty Luật Mossack Fonseca.

Trước đó, Tổng thống Panama Juan Carlos Varela cũng hứa sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước để điều tra về hoạt động rửa tiền, trốn thuế ở nước này, đặc biệt là việc Mossack Fonseca đã thành lập ít nhất 2 quỹ riêng để ngụy tạo việc chuyển tiền cho một số tổ chức quốc tế. Các tên tuổi bị lợi dụng bao gồm Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, và Quỹ Quốc tê ëbảo vệ thiên nhiên…

Hiện Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas cũng đang kêu gọi giới truyền thông bàn giao Hồ sơ Panama gốc để hỗ trợ các nhà chức trách điều tra nghi án trốn thuế. Trước đó có nguồn tin cho hay Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble đang lên một kế hoạch hành động 10 điểm nhằm ngăn chặn các hành vi trốn thuế và rửa tiền.

Cùng với kế hoạch này, ông Wolfgang Schauble cũng đề xuất thực hiện một cơ chế trao đổi thông tin tự động để có thể tìm ra những người trốn thuế và ủng hộ việc “minh bạch hoàn toàn“ thay vì cách cấm các công ty ma hoạt động. Ngoài ra, chính quyền Berlin cũng có ý định trừng phạt nặng các doanh nghiệp hay ngân hàng có hành vi trốn thuế, cũng như ủng hộ việc thiết lập một “danh sách đen“ này.

Israel thì điều tra các thông tin liên quan đến 600 công ty và 2 ngân hàng lớn của nước này có tên trong Hồ sơ Panama. Còn các nhà chức trách cơ quan quản lý thuế và cảnh sát Peru hôm 11-4 đã khám xét văn phòng đại diện của Công ty Luật Mossack Fonseca, nhà riêng của người đại diện Công ty Mossack Fonseca tại Lima để tìm các bằng chứng tình nghi có liên quan tới việc trốn thuế của các công ty hay công dân Peru là khách hàng của tổ chức này...

Tổng cục Thuế Canada thì đang tìm mọi cách truy thu 2 tỷ USD, tiền thuế thất thoát trong 5 năm qua, chủ yếu từ các nguồn tiền được cất giấu ở nước ngoài để trốn thuế trong nước.

Phan Hiển (tổng hợp)

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

Ngày 4/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an huyện Như Xuân vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Tuấn (SN 1983), ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Lương cơ sở đã tăng, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng dù xuất sắc đến đâu lương cũng "mới chỉ đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân và chi tiêu hết sức tằn tiện". Thế nên, các địa phương xin cơ chế riêng để thu hút nhân tài, Quốc hội ủng hộ nhưng nhân tài thì vẫn "như lá mùa Thu".

Chiều 4/11, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa xuất quân hỗ trợ lực lượng chức năng Campuchia chữa cháy casino 7 tầng, thuộc xã Tropeng phlong, huyện Ponhia Kret, tỉnh Tbuong Khmum (Campuchia), hướng dẫn thoát nạn cho 4 người bị thương mắc kẹt trong đám cháy.

Ngày 4/11, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác bí mật ghi hình các bãi giữ xe bên ngoài trường THPT Cầu Giấy (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) qua đó phát hiện không ít học sinh đi xe máy có dung tích xi lanh từ 110 – 125 cc như: Honda Vision, Spacy… gửi tại đây.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文