Những chiến công vang dội của thiếu tướng tình báo Ba Trần

Kỳ cuối: Xứng danh Anh hùng

12:55 14/04/2015
Năm 1972, các lực lượng tình báo, biệt động, đặc công do Ba Trần phụ trách đã tập trung vào công tác trinh sát, nắm chắc địch tình trên chiến trường Đông Nam bộ, tình hình và diễn biến quân đội Sài Gòn phục vụ cho chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
>> Những chiến công vang dội của thiếu tướng tình báo Ba Trần

Cuối năm 1972, Quân ủy Miền chỉ thị cho Ba Trần triển khai nghiên cứu, trinh sát nắm tình hình chuẩn bị cho trận tập kích kho bom thành Tuy Hạ (Biên Hòa, Đồng Nai). Đây là khu vực dự trữ bom đạn chiến lược của quân đội Mỹ phục vụ cho chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương.

Kho bom thành Tuy Hạ được xây dựng từ thời Pháp, đến khi quân đội Mỹ tiếp quản mở rộng quy mô kho chứa, bảo vệ cẩn mật bằng hàng chục lớp rào đơn, rào kép bằng dây thép gai đủ loại và những đống bùng nhùng thép gai cao đến 3m, bên trong là một bờ đập cao, dưới là hào sâu ngập nước, nuôi nhiều chó béc-giê, ngỗng để phát hiện mùi, tiếng động nếu có xâm nhập.

Các chiến sĩ cảm tử đặc công tuyên thệ trước giờ đánh thành Tuy Hạ và kho xăng dầu Nhà Bè.

Địch ngoan cố, không chịu ký Hiệp định Paris theo thỏa thuận với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mưu mô chuẩn bị tập kích bằng không quân ra miền Bắc lộ rõ, cần cảnh cáo. Ba Trần và BCH Miền chỉ đạo cho Đại đội 32, Đoàn 10 đặc công rừng Sác đánh kho bom thành Tuy Hạ. 

Đêm 11 rạng sáng 12/11, một tổ 4 chiến sĩ đặc công Đại đội 32 do đồng chí Nguyễn Hữu Hòa chỉ huy cùng 16 khối thuốc nổ đã phá hủy 15 kho bom CBU, 17 kho đạn pháo 105 ly, 10.000 tấn bom đạn và phá hủy 33 nhà kho. 

Trận đánh thứ hai vào lúc 2h sáng 12/12, tổ đặc công Đội 5, Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác đã bí mật áp sát kho bom với 32 khối thuốc nổ phá hủy 80 dãy nhà kho chứa gần 18.057 tấn bom đạn các loại. Kho bom thành Tuy Hạ cháy, nổ trong suốt ba ngày đêm liền, khiến cửa kính những nhà cao tầng ở nội đô Sài Gòn rạn nứt. Kết quả, đến 60% khu kho của địch bị phá hủy, riêng khu kho chứa bom bị phá hủy khoảng 80%...

Tiếp tục kế hoạch phá hủy phương tiện, nhiên liệu phục vụ chiến tranh của địch, Ba Trần chỉ huy các lực lượng đặc công, trinh sát tập kích kho xăng dầu Nhà Bè, gây chấn động dư luận trong nước và thế giới vào đêm mùng 2, rạng 3/12/1973, do Đặc công Rừng Sác thực hiện. 

Đại tá Nguyễn Hồng Thế - AHLLVTND là 1 trong 8 chiến sĩ đặc công cảm tử đã tham gia trận đánh kho xăng dầu Nhà Bè 42 năm trước đã kể lại: Tháng 10/1972, Bộ chỉ huy miền gồm đồng chí Trần Văn Trà và Ba Trần chỉ thị cho Trung đoàn 10 - đặc công Rừng Sác nghiên cứu, trinh sát mục tiêu kho xăng dầu Nhà Bè. Đây là một hệ thống kho hoàn chỉnh nằm cạnh cảng Nhà Bè, nơi để hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Esso. Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14ha, có 72 bồn xăng, có sức chứa hơn 10 triệu lít, được ví như cái “dạ dày nhiên liệu”, cung cấp 60% xăng, dầu cho các hoạt động dân sự và quân sự của Mỹ-ngụy tại miền Nam.

Trong một tháng, Đội 21 đặc công cảm tử đã nhiều lần đột nhập trinh sát, phát hiện rất khó vượt qua được những hàng rào song sắt bao bọc và hệ thống phòng thủ liên hoàn này. Địch bố trí lực lượng bảo vệ trực tiếp cả dưới nước, trên không. Trên bộ có Tiểu đoàn ngụy 835, dưới nước có Giang đoàn xung phong số 30 với 11 tàu tuần tiễu và tiến công, trên không có máy bay trinh sát L19 và bốn chiếc trực thăng. Bên cạnh đó còn có lực lượng thuộc Bộ Tổng tham mưu ngụy và Quân đoàn 3 sẵn sàng ứng cứu. Phía Nam của cảng và kho xăng dầu Nhà Bè còn có “đặc khu Rừng Sác” với lực lượng rất mạnh.

Sau 14 chuyến điều tra, nghiên cứu hết sức công phu, nhiệm vụ đánh kho xăng dầu Nhà Bè cho nhóm đặc công cảm tử Đội 5 gồm 8 đồng chí, làm lễ cảm tử xuất quân ngày 30/11/1973 với lời thề, “Chưa đốt cháy kho Shell, chưa trở về”. Vào lúc 0h35, kho xăng dầu Nhà Bè bốc nổ, lửa cháy rực trời. Kho xăng hãng Shell bốc cháy dữ dội, sáng rực bầu trời phía Nam Sài Gòn và cháy suốt 12 ngày đêm. 

Các hãng thông tấn phương Tây và báo chí Sài Gòn đưa tin: Kho Shell hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu gallon xăng, dầu, tương đương 250 triệu lít, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực. Tổng cộng thiệt hại khoảng 20 triệu đô-la Mỹ. Trận đánh kho xăng, dầu Nhà Bè làm nức lòng nhân dân cả nước và gây chấn động thế giới.

Đầu năm 1973, Ba Trần được giao nhiệm vụ làm Phó đoàn Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tham gia Ban liên lạc quân sự bốn bên tại trại Davis sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn thực thi Hiệp định ngừng bắn Paris. 

Ba Trần đã cùng Tướng Trần Văn Trà –Tư lệnh miền lựa chọn nhân sự, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị tài liệu, phương tiện thông tin liên lạc, dự kiến các tình huống xảy ra để đấu tranh với địch. Frank Snepp – chuyên gia cao cấp phân tích tin tức tình báo của CIA ở Việt Nam đã đánh giá Ba Trần là một trong bốn nhà tình báo “gộc” của Việt Nam.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Ba Trần có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng tình báo, đặc công, trinh sát và biệt động bí mật chiếm giữ trước và bảo vệ an toàn 16 cây cầu dẫn vào Sài Gòn để mở đường cho 5 cánh quân tiến vào. 

Bên cạnh đó, lực lượng đặc công và biệt động còn phải đảm nhận việc “lót ổ” đánh chiếm trước hoặc ngăn chặn không để cho địch phá hoại trước khi chúng hoàn toàn thất thủ tại các mục tiêu quan trọng như: kho xăng dầu, nhà máy điện, nước, đài phát thanh, truyền hình, kho quân lương, khu vực lưu trữ hồ sơ mật của phủ Đặc ủy trung ương tình báo ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân... 

Dưới sự chỉ huy của Ba Trần, các chiến sĩ đặc công, tình báo, biệt động thành đã anh dũng mưu trí, táo bạo làm chủ và bảo vệ an toàn các mục tiêu. Nhiều chiến sĩ đặc công đã hy sinh bảo vệ cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn, cầu Bình Lợi, Bình Triệu, Thị Nghè, Bình Điền… để đảm bảo an toàn cho 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975.

Vào lúc gần 12 giờ đêm 30/4/1975, trong niềm vui dâng trào, hân hoan mừng Sài Gòn giải phóng, có mặt đồng chí Trần Văn Trà – Tư lệnh miền và các đồng chí lãnh đạo, đồng chí Phạm Hùng – Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã trịnh trọng tuyên bố: “Bây giờ thắng lợi rồi, anh Trần Văn Danh đã hoàn thành nhiệm vụ. Thay mặt Bộ Chính trị, tôi công bố thăng đồng chí Trần Văn Danh hàm Thiếu tướng, nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố về an ninh và quốc phòng, kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn – Gia Định”. Ông là vị tướng tình báo duy nhất được phong hàm tướng vào đúng thời  khắc giải phóng Sài Gòn.

Năm 1978, Thiếu tướng Ba Trần là Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, ông phát hiện sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An nên mạnh dạn đề xuất, bàn bạc với lãnh đạo TP và người bạn thân chiến đấu của ông là Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt. Sau đó, ông được Trung ương điều động làm Thứ trưởng Bộ Năng lượng, kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An, Tổng Chỉ huy công trình. 

Ngày 13/9/1989, tổ máy số 4 phát điện. Có hai lần, bọn phản động âm mưu phá hoại công trình, nhưng Tướng tình báo Ba Trần đã chỉ đạo các lực lượng Công an, Tình báo của ta phá tan âm mưu đen tối của kẻ địch. Năm 1990, Thiếu tướng Ba Trần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Thiếu tướng tình báo Ba Trần đã đi vào cõi vĩnh hằng trước ngày cả nước và TP Hồ Chí Minh chuẩn bị kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhưng ông đã để lại cho nhân dân và đất nước những chiến công vang lừng và một công trình thủy điện đầu tiên của miền Nam.

Hoàng Châu

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文