Mối đe dọa khủng bố ở Australia

16:32 15/12/2014
Lo lắng tăng cao ở Australia trong thời gian gần đây với một loạt biện pháp an ninh được triển khai sau làn sóng người Australia chiến đấu hoặc ủng hộ các nhóm phiến quân Hồi giáo ở Iraq và Syria tác động vào an ninh nội địa nước này.

Ngày 21/7: Các quan chức Australia xác nhận một kẻ đánh bom của nước này là tác giả vụ đánh bom tại Iraq. Sự việc làm gia tăng mối lo ngại về những công dân Australia đang chiến đấu cho các nhóm chiến binh Hồi giáo ở Trung Đông, cũng như sự ảnh hưởng của những kẻ này với vấn đề an ninh nội địa.

Ngày 5/8: Chính phủ Australia công bố một điều luật mới nhằm ngăn chặn công dân nước này chiến đấu cho các nhóm Hồi giáo.

Ngày 11/8: Xuất hiện hình ảnh con trai của một phiến quân người Australia cầm thủ cấp của lính Syria.

Ngày 27/8: Giới chức thành lập các đơn vị chống khủng bố mới tại nhiều sân bay để ngăn chặn những kẻ muốn gia nhập các tổ chức thánh chiến nước ngoài. Cùng ngày, Tổng giám đốc Cơ quan Tình báo Australia David Irvine xác nhận 15 chiến binh nước này đã mất mạng trong các cuộc chiến ở Iraq và Syria. Khoảng hơn 100 người ở Australia đang “tích cực ủng hộ” các nhóm phiến quân qua việc tuyển tân binh và quyên góp tiền.

Luật pháp và an ninh được thắt chặt trong những tháng gần đây, khi ngày càng gia tăng mối lo ngại về các chiến binh nước ngoài (theo EPA).

Ngày 10/9: Trung tâm Hồi giáo Brisban bị tấn công, hai người bị buộc tội khủng bố.

Ngày 12/9: Australia nâng mức độ đe dọa khủng bố từ trung bình tới cao. Đây lần đầu tiên mức độ của hệ thống được nâng lên kể từ khi được giới thiệu và áp dụng vào năm 2003.

Ngày 14/9: Thủ tướng Tony Abbott cam kết điều 600 binh sĩ tham gia lực lượng quốc tế chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Ngày 18/9: Australia tiến hành cuộc đột kích chống khủng bố lớn chưa từng có. Thủ tướng Autralia Tony Abbott sau đó xác nhận hoạt động này liên quan đến một âm mưu ám sát do một số kẻ ở Australia lên kế hoạch. Thông tin về kế hoạch này được cơ quan tình báo Australia thu thập được từ một cuộc điện thoại giữa một chiến binh người Australia và phiến quân IS tại Syria.

Ngày 23/9: Một thiếu niên được cho là “nghi phạm khủng bố nổi tiếng” bị bắn chết sau khi tên này đâm hai sĩ quan tại đồn cảnh sát Endeavour Hills ở thành phố Melbourne.

Hai nhân viên cảnh sát bị một thiếu niên Hồi giáo đâm tại đồn cảnh sát Endeavour Hills hôm 23/9 (theo EPA).

Ngày 3/10: Australia thông qua các cuộc không kích chống IS.

Ngày 8/10: Thủ tướng Tony Abbott đề xuất lệnh cấm “những người thuyết giáo căm thù” ngoại quốc.

Ngày 29/10: Chính phủ cho biết, họ đang cố gắng xác nhận thông tin rằng một thành viên người Australia cấp cao của IS, Mohammad Ali Baryalei, đã thiệt mạng ở Syria. Thông tin này xuất hiện cùng ngày khi Thượng viện Australia thông qua dự luật mới nhằm ngăn chặn công dân nước này chiến đấu trong các cuộc xung đột ở nước ngoài.

Ngày 4/12: Australia cấm công dân nước này du lịch tới Raqqa, thành trì của IS ở Syria.

Ngày 15/12: Ít nhất một tay súng bắt cóc nhiều con tin tại quán cafe Lindt ở khu vực Martin Place của Sydney. Giới chức Australia chưa xác định được động cơ của kẻ bắt cóc.

Khổng Hà (theo BBC)

Vi đã sử dụng tài khoản Facebook ảo để nhắn tin làm quen với một người ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Sau một thời gian trò chuyện thân thiết, Vi nảy sinh ý định lừa đảo và giới thiệu người bạn mới đăng ký luyện thi và thi IELTS ở Trung tâm Tiếng Anh tại Huế để chiếm đoạt 164 triệu đồng...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018 với 4 môn thi. Trong đó, Ngữ văn và Toán là môn thi bắt buộc; 2 môn lựa chọn nằm trong các môn học được đánh giá bằng điểm số của chương trình lớp 12. Việc tăng gấp đôi mã đề các môn thi tự chọn, tổ chức đồng thời kỳ thi với 2 đề thi riêng cho 2 đối tượng thí sinh trên thực tế sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong khâu tổ chức thi. Do đó, các địa phương đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn chi tiết để tạo thuận lợi trong khâu chuẩn bị, góp phần hạn chế thấp nhất các nhầm lẫn, sai sót có thể xảy ra.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 16/4 cho biết rằng ông sẽ đóng cửa một văn phòng thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ chống thông tin sai lệch, cáo buộc văn phòng này lãng phí tiền thuế của người dân.

50 năm trôi qua kể từ ngày thống nhất đất nước, với nữ chiến sĩ Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định năm xưa Vũ Minh Nghĩa (bí danh Chính Nghĩa), hôm nay vẫn nguyên vẹn hồi ức về những ngày tháng lịch sử ấy. Bà là nữ chiến sĩ duy nhất trong 15 chiến sĩ Biệt động Sài Gòn làm nên trận đánh gây tiếng vang vào Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Và bà cũng là người cùng đoàn Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975 sau khi chính quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng…

Chúng tôi rời Đông Hà - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị vào một sáng tháng Tư, khi sương còn đọng trên mặt sông. Quốc lộ 9 đưa chúng tôi ngược lên phía Tây, qua Cam Lộ, Đakrông, những vùng đất mà con sông Thạch Hãn đi qua như máu chảy về tim. Chúng tôi đi tìm Non Mai, một ngọn núi không thấy tên trên bản đồ, không có địa chỉ hành chính rõ ràng, nhưng lại hiện lên rõ trong tâm tưởng người Quảng Trị - như cội nguồn của sông Thạch Hãn, như điểm tựa linh thiêng cho những khúc bi tráng bên bờ sông lửa.

Ngày 17/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm cho vay lãi nặng, bắt giữ 9 đối tượng liên quan và thu giữ nhiều súng, đạn. Núp bóng dưới vỏ bọc của cửa hàng cầm đồ, các đối tượng cho vay thông qua 2 hình thức gồm vay lãi ngày và bốc bát họ, thu lời hơn 1,2 tỷ đồng từ hoạt động cho vay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.