Mỹ "thiệt đơn, thiệt kép" nếu lại không kích Syria trước mặt Nga

19:30 31/08/2018
Nếu Mỹ quyết định tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn nữa nhằm vào Syria với các cáo buộc mơ hồ về vũ khí hoá học, Mỹ có thể khiến quan hệ giữa nước này với Nga, vốn đang rất mong manh, đi vào ngõ cụt.

Washington từng 2 lần không kích Syria với cáo buộc Damascus tấn công hoá học, song đến nay vẫn chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Mỹ mới đây lại tiếp tục cảnh báo Syria sẽ gánh hậu quả nghiêm trọng nếu lại để một vụ tấn công hoá học khác xảy ra.

Tuần qua, các quan chức Nga nhiều lần lên tiếng cảnh báo về một vụ tấn công hóa học giả mạo được các tay súng phiến quân ở tỉnh Idlib, với sự trợ giúp từ các nước phương Tây, tiến hành như cái cớ cho một đòn tập kích quy mô lớn nhằm vào Damascus.

Nga - Mỹ tiếp tục tranh cãi về vấn đề Syria. Ảnh: CNN

Có thể nói, các động thái trên cho thấy chưa bao giờ nguy cơ của một đòn tấn công kế tiếp nhằm vào Syria của Mỹ lại rõ ràng như hiện tại.

Hiệu quả răn đe không cao

Có thể nói, từ khi quân đội Nga bắt đầu tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria theo đề nghị của chính quyền Assad từ tháng 9-2015, lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Assad bắt đầu mạnh dần lên.

Vị trí tỉnh Idlib của Syria (màu đỏ). Ảnh minh hoạ

Với sự hỗ trợ từ các đồng minh thân cận, Damascus đã hoàn tất chiến dịch đẩy lùi khủng bố khỏi các địa điểm quan trọng cũng như giành quyền kiểm soát đa số lãnh thổ từ tay phiến quân. Hiện tại, các nhóm vũ trang đối lập chỉ còn sót lại tại Idlib, một tỉnh nông thôn ở Tây Bắc Syria, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh Deir ez-Zor, nhiều dầu mỏ nhưng cằn cỗi, giáp biên giới Iraq.

Thực tế cho thấy, các nhóm phiến quân rõ ràng không còn đủ sức để chống lại sức mạnh của lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad. Hơn nữa, theo Washington Examiner, sau 7 năm nội chiến, các nhóm phiến quân hiện ngày càng cho thấy sự chia rẽ trong suy tính cũng như rệu rã về mặt lực lượng, khí tài.

Theo đó, chỉ một “cơn mưa” tên lửa hành trình Tomahawk mà Mỹ giáng xuống các mục tiêu quân sự của chính quyền Syria sẽ không thể làm thay đổi bối cảnh của cuộc chiến mà chính Washington cũng không còn hứng thú tham gia, thậm chí còn khiến Syria quyết tâm đẩy nhanh các chiến dịch truy quét phiến quân để giải phóng hoàn toàn đất nước.

Một hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, giống loại mà Syria sở hữu. Ảnh: RT

Hơn nữa, dưới sự hậu thuẫn của Nga cùng việc sở hữu nhiều loại tên lửa phòng không từ cũ đến mới, quân đội Syria hiện tại dường như đủ sức để đối phó với các đòn tấn công ồ ạt nhưng đơn lẻ từ bên ngoài.

Trong vụ Mỹ cùng Anh và Pháp không kích Damascus vào tháng 4 vừa rồi, quân đội Syria đã bắn hạ 71/103 tên lửa do liên quân phóng vào lãnh thổ. Vài ngày sau, Nga thậm chí đã "trưng" các mảnh tên lửa của phương Tây bị bắn rụng làm bằng chứng cho năng lực phòng không Syria trước truyền thông quốc tế.

Hình ảnh của tên lửa Mỹ bị phòng không Syria bắn hạ do Nga công bố. Ảnh: RT

Trong lần không kích do Mỹ tiến hành vào năm 2017, cũng chỉ có 23/59 tên lửa Tomahawk, sứ giả chiến tranh tin cậy của Mỹ, bắn trúng vào căn cứ không quân của Syria và làm hư hại một số thiết bị. Căn cứ này sau đó đã hoạt động trở lại bình thường sau 2 ngày.

Gây hại nghiêm trọng tới quan hệ với Nga

Dù không đủ để thay đổi cục diện cuộc chiến ở Syria thì một cuộc tấn công tên lửa vẫn có thể sẽ làm hài lòng những người cho rằng Mỹ “cần làm gì đó” để ngăn chặn cái gọi là nguy cơ tấn công hóa học tại quốc gia Trung Đông này.

Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất mà Mỹ cần cân nhắc, đó là khi tiến hành cuộc tấn công như vậy, Washington sẽ đẩy quan hệ với Moscow xuống đến mức thấp nhất trong hàng chục năm qua, thậm chí tạo ra nguy cơ đối đầu trực diện giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Tổng thống Mỹ - Nga tại thượng đỉnh ở Phần Lan hồi tháng 7. Ảnh: Reuters

Cộng đồng quốc tế từng chứng kiến những động thái rất xây dựng của cả Mỹ và Nga trong vấn đề Syria, khi hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Vladimir Putin đã nhất trí thành lập được một khu vực giảm xung đột ở miền Nam Syria tháng 6-2017. Khi đó, các quan chức hai nước đều nhất trí cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy “hai nước có thể cùng nhau hợp tác vì vấn đề Syria hay các vấn đề quốc tế khác”.

Bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11-2017, Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump một lần nữa thông qua một tuyên bố chung về Syria rằng giải pháp quân sự không phải là phương án để giải quyết cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này, cũng như đồng ý tăng cường viện trợ nhân đạo cho Syria để "xoa dịu nỗi đau" vì chiến tranh của người dân quốc gia Trung Đông.

Tuy nhiên, niềm tin giữa hai bên về vấn đề Syria đã đổ vỡ phần nào khi Mỹ cùng Anh và Pháp hồi tháng 4 nã hơn 100 tên lửa vào Damascus. Người Nga sau đó đã bày tỏ sự thất vọng hoàn toàn. Trong một tuyên bố ngắn gọn, Tổng thống Nga Putin nói cuộc tấn công đã "gây tác động tồi tệ đến toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế" và khiến "thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn”.

Nga đã đưa ít nhất 17 tàu chiến đến gần Syria trong vài ngày qua. Ảnh: TASS

Mới đây, sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump ở Phần Lan hôm 16-7, thế giới lại một lần nữa hi vọng hai cường quốc có thể tìm được tiếng nói chung và giúp sớm đưa quốc gia Trung Đông thoát khỏi bóng đen của nội chiến.

Nếu Mỹ lại một lần nữa tấn công Syria với những cáo buộc mơ hồ về cái gọi là Damascus tấn công hoá học nhằm vào dân thường, Washington có thể sẽ đưa quan hệ với Nga về mức không thể cứu vãn, thậm chí khiến lực lượng của Moscow đồn trú ở Syria can thiệp trực tiếp vào việc đánh chặn tên lửa của Mỹ.

Trong tuần qua, Nga đã tăng cường hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải với quy mô chưa từng có kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria hồi tháng 9-2015. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 25 tàu chiến, 30 máy bay, trong đó có máy bay ném bom Tu-160, máy bay chống ngầm Il-38, máy bay chiến đấu Su-33, Su-30SM sẽ tập trận răn đe gần Syria.

Chuyên gia Ilya Yakimenko của tờ Gazeta nhận định, nếu Mỹ tiếp tục không kích Syria, Mỹ sẽ còn khiến Nga quyết tâm hơn trong nỗ lực ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad, khiến Iran can thiệp sâu hơn vào tình hình Trung Đông và đẩy người dân Syria vào sâu hơn trong xung đột, đói khổ.

Thiện Minh (Tổng hợp)

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (12/7/1995-12/7/2025), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo CAND về thành tựu trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng như các bước hợp tác và phát triển mới, đặc biệt là từ khi Việt Nam-Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023.

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện hàng loạt các nhãn hàng hóa giả mạo, kém chất lượng được đưa ra thị trường. Nhiều người dân bị “lừa” bởi  họ thiếu cơ sở để truy xuất nguồn gốc cũng như nguồn thông tin để tự kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Cảng cá Cửa Việt, như một bến hẹn thầm lặng giữa trùng khơi và đất liền, vào mùa vụ cá Nam – một mùa vụ rất quan trọng với ngư dân Quảng Trị, không lúc nào ngớt tiếng máy tàu, tiếng khàn khàn của bộ đàm và cả tiếng rao của những bạn thuyền gọi nhau tiếp đá, đổ dầu, mang lương thực.

Ngày 9/7, Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức khởi dựng 2 kịch ngắn nói về tình yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, bao gồm: “Chuyện nhà chị Tín”, “Miền Nam trong trái tim Bác”. Đây là các tác phẩm nằm trong chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” – chương trình chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2025).

Truyền thông Ấn Độ hôm 9/7 dẫn thông tin từ cảnh sát bang Bihar, miền Đông nước này, cho biết 5 thành viên trong một gia đình gồm hai vợ chồng, hai con và người bà, đã bị giết hại dã man tại nhà riêng sau khi bị hàng xóm nghi ngờ là phù thủy gây ra bệnh tật và tai ương cho những người trong làng.

Qua công tác thanh, kiểm tra, Sở Y tế Hà Nội phát hiện 70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc, 68 bếp ăn tập thể vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Thời gian tới, Hà Nội sẽ thí điểm tổ chức suất ăn sẵn cho học sinh bán trú nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình chế biến và giảm các khâu trung gian.

Việc ngành Thể thao Việt Nam vừa công bố hợp tác triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong huấn luyện tại bốn môn trọng điểm là bắn súng, bắn cung, taekwondo, boxing được kỳ vọng sẽ tạo nên đột phá, từ đó áp dụng thêm ở các môn khác.

Quá trình thanh tra phát hiện việc đấu giá 21 lô đất tại huyện Long Hồ (cũ), nay là phường Thanh Đức (tỉnh Vĩnh Long) đã để xảy ra sai phạm, thiếu sót và làm hạn chế cá nhân tham gia đấu giá, ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án nhà ở.

Chiều muộn ngày 9/7, trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Phạm Bạch Đằng, Chủ tịch UBND phường Bồ Đề (TP Hà Nội) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc cô giáo bạo hành bé gái là học sinh một trường mầm non và Công an phường đã có báo cáo cụ thể. Hiện nay, bé gái đang được cơ quan chức năng đưa đi giám định thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.