Mỹ và cuộc đua phát triển tác chiến điện tử với Nga

08:37 08/09/2015
Thật không khó để hiểu tại sao vào thời điểm hiện tại tác chiến điện tử (EW) lại là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều quốc gia. 

Đó không chỉ vì giao thức chiến tranh này đạt hiệu quả cao, mà còn là hình thức tấn công phi động lực, khó giám sát và ít có khả năng được xem như hành động xâm lược công khai, và như vậy, ít có khả năng kích động sự giận dữ của cộng đồng quốc tế. Nga và Mỹ là hai quốc gia không nằm ngoài vòng xoáy này.

EW là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và đảm bảo ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.

Nhiệm vụ của EW gồm: Vô hiệu hóa các hệ thống C3I: Chỉ huy (Command), Điều khiển (Control), Truyền tin (Communications) và Tình báo (Intelligence); C4IRS: Chỉ huy, Điều khiển, Truyền tin, Máy tính (Computers), Tình báo, Cảnh giới (Surveillance) và Trinh sát (Reconnaissance) của đối phương.

Hệ thống EW Krasukha của Nga. Ảnh: Wikipedia.

Song song với đó, EW duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và thông tin liên lạc của “quân nhà”. Thời đại hiện nay, với công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển như vũ bão và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự, đã biến EW trở thành nhân tố sống còn của mỗi cuộc chiến. Đây là phương tiện nhân bội sức mạnh và là 1 trong 3 nhân tố then chốt của chiến tranh công nghệ cao, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế các quốc gia cần đầu tư ngay từ thời bình và luôn sẵn sàng.

Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges lại mô tả chất lượng và sự tinh xảo của hệ thống EW Nga là “khó chịu”. Trong khi đó, theo Laurie Buckout, cựu Chỉ huy bộ phận tác chiến điện tử Lục quân Mỹ, nay là Giám đốc điều hành Tập đoàn Corvus, Nga vẫn duy trì khả năng phá hủy các mạng chỉ huy – kiểm soát qua gây nhiễu liên lạc vô tuyến, radar và các tín hiệu GPS.

Trái ngược với Mỹ, Nga có các đơn vị lớn chuyên về EW, để tấn công điện tử, gây nhiễu liên lạc, radar và các mạng chỉ huy – kiểm soát dưới mặt đất. Trong giao chiến, lực lượng Nga có thể ngăn khả năng đáp trả của mục tiêu, ví dụ như họ có thể tấn công kẻ địch mà không bị trừng phạt. Bà Buckout giải thích: “Nếu radar không thấy tên lửa bay tới, bạn không thể phối hợp để đáp trả”. Bà cũng cho biết Mỹ chưa có khả năng lớn về tấn công điện tử.

Đại tá Jaffrey Church, Chỉ huy Sư đoàn EW của Lục quân Mỹ, thừa nhận rằng, kể từ Chiến tranh Lạnh, các đối thủ của Mỹ tiếp tục hiện đại hóa khả năng EW, trong khi Lục quân phải tái đầu tư các khả năng của mình cho Iraq và Afghanistan. Quan chức này cho rằng, việc trang bị cho Lục quân các thiết bị EW là “ưu tiến số 1”: “Lục quân phải có các khả năng tác chiến điện tử có thể sử dụng để chi phối địa hình chủ chốt trong dải điện từ chống lại bất cứ kẻ thù nào”.

Trung tá Gregory Griffin, người đứng đầu bộ phận các chương trình và yêu cầu của Sư đoàn Chiến tranh Điện tử cho biết, hiện Lục quân Mỹ đang phát triển một chương trình có tên gọi Chiến tranh Điện tử Đa năng (MFEW), nhằm tạo ra khả năng tấn công điện tử, có thể phá sóng điện thoại di động, tín hiệu vệ tinh và GPS. MFEW được thiết kế để tạo ra các cảm biến và máy gây nhiễu tinh vi và mạnh mẽ, triển khai trên không, trên các phương tiện mặt đất và ở những vị trí cố định. Tuy nhiên, chương trình này chỉ đạt khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2023 và hoạt động đầy đủ vào năm 2027. Trọng tâm của MFEW trong những năm gần đây là về “phòng thủ tấn công điện tử”, cụ thể là các thiết bị chống IED (thiết bị nổ tự chế) điều khiển bằng radio để tạo ra bong bóng chống nhiễu quanh xe và người, và thu tín hiệu cho mục đích tình báo.

Ví dụ, tại Afghanistan, Lục quân Mỹ sử dụng một vài máy bay C-12 trang bị các thiết bị gây nhiễu Thông tin, Tấn công Điện tử, Giám sát và Do thám (CEASAR) để phá sóng radio của lực lượng nổi dậy, và hai hệ thống cố định – máy gây nhiễu GATOR và Duke V2 EA – để phá sóng radio và các tháp phát sóng.

Theo ông Griffin, trên cơ sở đặc biệt, binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sử dụng GATOR - nhằm bảo vệ các căn cứ tác chiến tiền tiêu - để phá các tháp phát sóng khi tuần tra hoặc huấn luyện lực lượng Afghanistan, để lực lượng này có thể tự do cơ động trong khi đối phương không bắt được tín hiệu liên lạc.

Vị Trung tá này nói rõ hơn: “Đó là khả năng không hạn chế, bị giới hạn bởi số lượng các hệ thống. Chúng ta đã không có đủ để hỗ trợ nhu cầu hiện có của Lục quân”. Trung tá Griffin tiết lộ, Lục quân Mỹ có tổng cộng 813 chuyên viên về tác chiến điện tử, nhưng chủ yếu là nắm lý thuyết hơn phần cứng, trừ phi chúng được triển khai. Trong doanh trại, các binh sĩ này thường được bố trí công việc khác, khiến cho EW được nói đùa là chữ viết tắt của “Nhân viên bổ sung” (extra worker) – dù điều này đã được thay đổi khi Lục quân Mỹ tăng cường chiến lược EW. Hồi tháng Ba vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập bộ phận giải quyết những thiếu hụt về EW, và cơ quan này đã thảo luận việc đẩy nhanh thời gian biểu của MFEW.

Khổng Hà

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong khi làng quê Việt Nam đang dần thay đổi diện mạo thì yêu cầu về công tác đảm bảo ANTT càng được đặt ra ở mức độ cao hơn.

CSGT Công an Tuyên Quang đã tổ chức lực lượng, phân luồng điều tiết giao thông, cùng với người dân cắt tỉa, dọn dẹp cây đổ, đất đá tràn ra đường và giúp đỡ người dân đi qua khu vực ngập úng an toàn để các tuyến đường được thông suốt.

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Sáng 10/5, tại Trung tâm sát hạch lái xe trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đầu tiên sau khi chính thức tiếp nhận chức năng quản lý, tổ chức sát hạch từ Sở Giao thông vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

Nhiều dự án, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL DA ĐTXD) tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư (CĐT) có tiến độ giải ngân và thi công còn chậm, gây nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường. Trước thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa họp và “chốt” thời hạn hoàn thành nhiều công trình, dự án này.

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Công an TP Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT để tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tội phạm và các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, các đối tượng lừa đảo thường giả mạo cơ quan thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, đường link cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.