Nhìn lại hai thỏa thuận đầu tiên giữa Israel và các nước Arab

14:37 16/09/2020
Trước Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain, Israel từng đạt được những thỏa thuận bình thường hóa quan hệ đầu tiên với Ai Cập năm 1979 và Jordan vào năm 1994.

Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Thủ tướng Israel Benjamin Netanuahu cùng Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan và Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif Al Zayani ngày 15/9 đã kí văn kiện lịch sử có tên gọi "Hiệp ước Abraham" về bình thường hóa quan hệ.

Hiệp ước Abraham được kí tại Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: Reuters

Đây được xem là bước đi đóng vai trò quan trọng trong thiết lập một cục diện mới ở Trung Đông, mở triển vọng cho mối quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab khác.

UAE và Bahrain là quốc gia thứ ba và thứ tư thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Israel. Có ý kiến cho rằng những kết quả tốt đẹp từ việc các nước Ai Cập, Jordan – hai nước đầu tiên trong thế giới Arab bình thường hóa quan hệ với Israel, đã góp phần tạo ra động lực thúc đẩy tiến trình này.

Từ khi Nhà nước Do Thái được thành lập ở Trung Đông năm 1948, Israel và các nước trong khối Arab ở Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột đẫm máu, trong đó có ít nhất 4 cuộc chiến mang quy mô khu vực.

Nhìn chung, cả hai bên đều hứng chịu thiệt hại đáng kể về người, tài sản vì chiến tranh, song Israel luôn mở rộng kiểm soát về đất đai sau những lần xung đột.

Máy bay Israel trong các vụ không kích nhằm vào quân đội Syria năm 1967. Ảnh: ITN

Qua nhiều thập kỷ, các nước Arab luôn ngấm ngầm hoặc công khai coi Israel là đối thủ nguy hiểm nhất, khước từ công nhận Nhà nước Do Thái và kiên quyết mục tiêu thành lập nhà nước Palestine trước khi đặt vấn đề bình thường hóa quan hệ với Israel.

Tuy nhiên, thế đối đầu này có dấu hiệu lung lay vào năm 1977, chưa đầy 4 năm sau Chiến tranh Yom Kippur (giữa một phe là Israel và phe kia gồm Ai Cập, Syria nhưng nhận hậu thuẫn của các nước Arab), khi Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat trở thành nhà lãnh đạo Arab đầu tiên đến Jerusalem gặp Thủ tướng Israel Menachem Begin và phát biểu trước Quốc hội Israel.

Hành động của ông Anwar el-Sadat gây ra cơn bão chỉ trích trong cả khối Arab. Năm 1978, el-Sadat gặp Begin ở Mỹ để thảo luận về một thỏa thuận cùng Tổng thống chủ nhà Jimmy Carter về khả năng bình thường hóa quan hệ và đạt được đồng thuận chung. Đồng thuận này đặt nền móng cho hiệp ước hòa bình chính thức vào năm 1979, cũng được kí tại Nhà Trắng.

Ông Begin chào đón Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat ở Jerusalem. Ảnh: BNG Israel 

Các điểm chính của hiệp ước lịch sử này là việc Ai Cập và Israel chính thức công nhận lẫn nhau, chấm dứt tình trạng chiến tranh đã tồn tại từ cuộc xung đột khu vực nổ ra năm 1948 giữa Israel và các nước Arab.

Theo văn kiện, Israel rút toàn bộ lực lượng khỏi Bán đảo Sinai, khu vực của Ai Cập mà nước này chiếm được trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 và bảo vệ thành công trong chiến tranh Yom Kippur. Việc được trao trả lại Bán đảo Sinai được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy Ai Cập tìm kiếm thỏa thuận với Israel.

Ở chiều ngược lại, Ai Cập đồng ý cho phép tàu bè Israel đi qua kênh đào Suez miễn phí và công nhận Eo biển Tiran và Vịnh Aqaba là tuyến đường thủy quốc tế…

Năm 1981, el-Sadat bị các tay súng Hồi giáo cực đoán ám sát tại Cairo, nhưng tiến trình hòa bình được những người kế nhiệm ông tiếp tục. Năm 1982, Ai Cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel và xây dựng mối quan hệ ngày càng ổn định với quốc gia cựu thù.

Cái bắt tay lịch sử giữa ông el-Sadat, ông Begin và Jimmy Carter. Ảnh: AP

Đến ngày nay, khi nhìn nhận lại hành động của Ai Cập, giới quan sát đều thừa nhận rằng đây là một bước đi cần thiết. Cả Cairo và Tel Aviv đều hưởng lợi từ quan hệ ngoại giao khi có thể gạt bỏ bớt các mối lo an ninh từ đối phương, tăng cường giao thương, phối hợp trong cuộc chiến chống khủng bố và điều phối các mối quan hệ liên quan đến Mỹ ở khu vực.

Nhiều năm qua, thông qua các kênh đối thoại nhiều chiều, Ai Cập cũng đã chứng minh được vai trò trung gian hòa giải trong nỗ lực thiết lập hòa bình giữa Israel và Palestine, gần nhất là thỏa thuận ngừng bắn đạt được tháng 5/2019 giữa lực lượng Israel và phong trào Hamas của người Palestine kiểm soát Dải Gaza.

Năm 2014, chính những nỗ lực của Cairo cũng đã chấm dứt tiếng súng giữa Hamas và Israel, trong cuộc xung đột khiến hơn 1.500 người bỏ mạng. Ngoài ra, Ai Cập đã góp sức đáng kể trong các cuộc đối thoại giữa các phe phái của người Palestine.

Thỏa thuận thứ hai mà một quốc gia Arab đạt được với Nhà nước Do Thái là vào năm 1994, khi nhà vua Hussein bin Talal của Jordan và Thủ tướng Israel Rabin ký hiệp ước hòa bình lịch sử chấm dứt tình trạng giao tranh giữa hai quốc gia, sau cái bắt tay lịch sử ở Nhà Trắng.

Cái bắt tay lịch sử giữa nhà vua Hussein và Thủ tướng Israel Rabin dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Clinton. Ảnh: ITN

Theo Brookings, văn kiện này được kí kết trong bối cảnh vào những năm 1990, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và Israel đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại nhằm tìm kiếm hòa bình, dưới sự bảo trợ của chính quyền Mỹ và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế tại Oslo, Thụy Sĩ.

Jordan từ lâu có quan hệ tốt đẹp với Mỹ và mong muốn tìm kiếm khả năng thiết lập bang giao với Israel. Jordan cũng từng nhiều năm công khai ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Palestine và Israel.

Mùa Thu năm 1993, vua Hussein được thông báo PLO và Israel đang có các cuộc đối thoại bí mật ở Oslo; còn Syria cũng đang tiếp xúc với Tel Aviv thông qua Mỹ. Nhận thấy mình “không đơn độc” trong nỗ lực này và có thể dựa vào các cuộc đàm phán giữa PLO và Israel để khẩn trương tìm kiếm quan hệ với Israel mà không lo sợ phản ứng dữ dội từ các nước Arab, vua Hussein đã hành động.

Tháng 4/1994, các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu. Washington trợ giúp đắc lực cho tiến trình này và cam kết chuyển giao máy bay F-16 cho Jordan như một động lực. Tháng 7/1994, trên bãi cỏ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố Israel và Jordan đã đạt thỏa thuận. Tháng 10 cùng năm, văn kiện được kí kết.

Giới quan sát từng coi các cuộc đàm phán giữa khối Arab và Israel vào giai đoạn này là sự khởi đầu cho hòa bình thực sự giữa Israel và các nước láng giềng. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Israel Rabin đã bị ám sát bởi Yigal Amir, kẻ cho rằng Rabin muốn “trao đất nước cho người Arab”, chính quyền Tel Aviv bắt đầu theo đuổi đường lối cứng rắn hơn dưới thời Netanyahu.

Tổng thống Mỹ Clinton, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat cùng đứng trên bãi cỏ của Nhà Trắng vào ngày 19/9/1993.

Đến ngày nay, ngoại trừ hiệp ước Jordan-Israel, các cuộc đàm phán giữa Tel Aviv và các chính quyền Arab vùng Vịnh được khởi động trong giai đoạn này về sau đều đã thất bại hoặc bị đình trệ nghiêm trọng, bao gồm các cuộc đàm phán về Hiệp định hòa bình Oslo năm 1993 giữa Israel và PLO.

Giới quan sát kì vọng những bước đi ngày nay ở Trung Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể mở ra một giai đoạn mới, với những cuộc đàm phán hiệu quả hơn giữa Israel và khối Arab.

Tại lễ ký ở Nhà Trắng hôm 15/9, Tổng thống Trump nói rằng Arab Saudi, quốc gia có ảnh hưởng bậc nhất trong khối Arab, cũng sẽ đạt thỏa thuận với Israel “vào thời điểm thích hợp”, nói thêm rằng “ít nhất 5 hoặc 6 quốc gia sẽ rất nhanh chóng” thiết lập thỏa thuận của riêng họ với Israel.

Thiện Nhân

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文