Những điều chưa biết về Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam

09:37 31/03/2018
Với việc đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 tại Hà Nội vào ngày 31-3, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục thể hiện vai trò và đóng góp tích cực của mình trong sự phát triển chung của Tam giác phát triển nói riêng, và của ba nước Việt-Lào-Campuchia nói chung.

Theo Bộ Ngoại giao, có khoảng hơn 1.000 đại biểu, với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các cơ quan truyền thông... tham dự Hội nghị quan trọng này.

Những cột mốc quan trọng

Tam giác phát triển khu vực biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia (CLV) được thành lập năm 1999. Trải qua 9 kỳ Hội nghị cấp cao với việc thực thi nhiều văn kiện quan trọng, khu vực CLV đang từng bước chuyển mình với tốc độ phát triển nhanh và toàn diện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Việt Nam. 

Kỳ hội nghị cao cấp CLV lần thứ 2 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2002 được đánh giá là một trong những kỳ hội nghị có ý nghĩa to lớn, giúp xác định ưu tiên triển khai hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế. 

Tại Hội nghị này, Thủ tướng của ba nước CLV khẳng định quyết tâm xây dựng Tam giác phát triển tại khu vực biên giới ba nước và coi đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong việc hợp tác phát triển giữa ba nước. 

Từ tiền đề ấy, Hội nghị cao cấp CLV lần thứ 3 tại Siem Reap năm 2004 đã nhất trí phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, xúc tiến hàng loạt dự án. Nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 10, ngày 28-11-2004, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố Vientiane về xây dựng Tam giác phát triển và thông qua Quy hoạch tổng thể Tam giác phát triển. 

Trong vòng 5 năm từ 2006 đến 2010, với ba kỳ hội nghị diễn ra lần lượt tại Đà Lạt (2006), Vientiane (2008) và Phnompenh (2010), ba nước thành viên đã nhất trí thông qua việc thành lập Ủy ban điều phối chung; nhất trí tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường phối hợp trong huy động nguồn lực bên ngoài; đồng ý thúc đẩy triển khai công tác của các nhóm chuyên gia, kỹ thuật; thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng. 

Đây chính là tiền đề cho Tuyên bố chung về hợp tác khu vực Tam giác Phát triển CLV được Thủ tướng ba nước ký trong Hội nghị lần thứ 7 diễn ra tại Vientiane năm 2013, khẳng định cam kết phát triển khu vực Tam giác thành một điển hình trong hợp tác khu vực của ba nước CLV; nhất trí đẩy mạnh huy động nguồn lực, trong đó có vận động các nhà tài trợ để phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng.

Đặc biệt, tại Hội nghị cấp cao CLV 8 diễn ra vào tháng 11-2014 tại Vietiane, 2 đề xuất của Việt Nam về mở rộng quy mô hợp tác Tam giác phát triển CLV và xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Du lịch ba nước đã được các bên tham gia ủng hộ. 

Những đề xuất này chú trọng việc mở rộng quy mô hợp tác CLV thông qua tăng cường kết nối ba nền kinh tế trên các lĩnh vực như giao thông, viễn thông, điện lực, du lịch, ngân hàng, đồng thời thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch ba nước. 

Hưởng ứng đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về mở rộng hợp tác giữa ba nước, Thủ tướng Campuchia Hunsen đã đề nghị các chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thanh toán thương mại, đầu tư giữa ba nước và áp dụng mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài - Ba Vẹt. 

Trong kỳ hội nghị cấp cao gần nhất diễn ra năm 2016 tại Siem Reap, các nhà lãnh đạo đã đề ra định hướng hợp tác trong thời gian tới về kết nối ba nền kinh tế, phát triển ngành công nghiệp cao su, du lịch, hợp tác môi trường.

Tam giác phát triển khu vực biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia (TGPT CLV) được thành lập nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước. Ảnh: VCT

Việt Nam phát huy vai trò tích cực

Có thể nói, những kết quả khả quan và cột mốc quan trọng đạt được trong khu vực CLV có những đóng góp không nhỏ của Việt Nam, nhất là trong việc thúc đẩy và mở rộng quy mô hợp tác. 

Là nền kinh tế đang phát triển trong khu vực CVL, Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động trên tinh thần hợp tác bình đẳng trong các lĩnh vực hợp tác suốt 17 năm qua (1999-2018). 

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, ngay từ giai đoạn đầu hợp tác, Việt Nam đã tích cực phối hợp Campuchia và Lào trong việc định hình cơ chế hoạt động, xây dựng các văn kiện mang tính định hướng, chiến lược; trong đó tiêu biểu là việc chủ trì, phối hợp với Lào, Campuchia xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội khu vực CLV giai đoạn 2004-2010 và bản sửa đổi Quy hoạch giai đoạn 2010-2020; chủ trì, phối hợp với Lào và Campuchia hoàn thiện Kế hoạch hành động kết nối nền kinh tế đến năm 2030... 

Đáng chú ý, số liệu năm 2016 công bố bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào và Campuchia (địa bàn thuộc Tam giác phát triển) hơn 100 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 3,8 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, trồng và khai thác cao su, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, tài chính, ngân hàng. 

Tam giác phát triển khu vực biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia (TGPT CLV) được Thủ tướng 3 nước quyết định thành lập năm 1999, là khu vực ngã ba biên giới của ba nước và hiện bao gồm 13 tỉnh của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Với mục tiêu tăng cường đoàn kết và hợp tác 3 nước nhằm đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, hợp tác TGPT CLV tập trung vào các lĩnh vực: an ninh – đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…

Hàng năm, 3 nước trong tam giác phát triển sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao nhằm nhìn nhận lại kết quả hợp tác và đưa ra kế hoạch phát triển trong tương lai.

Bên cạnh các Hội nghị Cấp cao, 3 nước CLV đã nhất trí thành lập Uỷ ban điều phối chung TGPT với 4 tiểu ban: kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh - đối ngoại.

Theo đó, mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Hiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam giữ vai trò đồng Chủ tịch Ủy ban.
An Nhiên

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文