Những người tiền nhiệm của ông Trump làm gì khi rời Nhà Trắng?

14:59 14/11/2020
Một số cựu Tổng thống Mỹ lựa chọn cuộc sống bình lặng sau khi rời Nhà Trắng, nhưng cũng có những người tiếp tục đóng góp cho các nỗ lực chính trị- ngoại giao của nước Mỹ.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 dần ngã ngũ với phần thắng gần như chắc chắn thuộc về ứng viên Joe Biden của đảng Dân chủ. Kết quả hiện cho thấy ông Biden giành chiến thắng ở 25 bang, tương ứng 306 phiếu đại cử tri.Tổng thống Trump, ứng viên đảng Cộng hòa, giành 232 phiếu.

Tổng thống Trump đến nay chưa chính thức công nhận kết quả trên, song một số nguồn tin cho biết đội ngũ của ông đã bắt đầu kế hoạch cho một tương lai không ở trong Nhà Trắng.

Nhiều người đặt câu hỏi liệu ông sẽ làm gì nếu thật sự rời Nhà Trắng và liệu ông có lựa chọn cách sống giống lui vào hậu trường như Tổng thống Ronald Reagan, cha con nhà Bush hay tiếp tục dấn thân vào con đường chính trị như Jimmy Carter, Bill Clinton hay Barack Obama?

Barack Obama

Để lại Nhà Trắng cho Tổng thống Trump đầu năm 2017, cựu Tổng thống Barack Obama và gia đình tiếp tục một cuộc sống được xem là rất sôi động với nhiều hoạt động xã hội. Kể từ khi rời ghế tổng thống Mỹ, ông Obama vẫn có nguồn thu nhập khổng lồ nhờ các bài phát biểu, viết sách, làm phim và lương hưu.

Ông Barack Obama. Ảnh: Reuters

Vị Tổng thống Mỹ thứ 44 từng nói rằng mình thích truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ. Suốt quãng thời gian từ khi ứng cử tới khi thôi chức Tổng thống Mỹ, ông Obama nhiều lần bày mong muốn cống hiến cho xã hội bằng những lý tưởng của mình và đã có nhiều bài phát biểu gây ấn tượng.

Bên cạnh đó, ông Obama giành nhiều thời gian tham gia vào hoạt động chính trị và là một trong số ít vị cựu Tổng thống Mỹ liên tiếp có những phát ngôn chỉ trích chính quyền đương nhiệm, trong bối cảnh Tổng thống Trump 4 năm qua đã ban hành một loạt chính sách trái ngược, thậm chí xóa bỏ di sản của Obama.

Với vai trò một thành viên của đảng Dân chủ, Obama được xem là có vai trò lớn trong việc giành lại sự ủng hộ của dân chúng từ khi đảng Dân chủ đang rơi vào thế yếu trước đảng Cộng hòa của ông Trump sau thất bại của bà Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016.

Trước thềm cuộc bầu cử 2020, Obama liên tiếp xuất hiện, lên tiếng ủng hộ cấp phó trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình là ông Joe Biden, phần nào thúc đẩy cho chiến thắng của ứng viên này trước đương kim Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm nay.

George W. Bush và Bush “cha”

Khác với Obama, cựu Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ là George W. Bush lựa chọn lui về ngôi nhà yên tĩnh ở đồng quê Texas sau khi chuyển giao quyền lực năm 2009. Theo truyền thông Mỹ, ông thường tham dự các sự kiện địa phương và chiêu đãi mọi người tại nhà.

Cha con Tổng thống Mỹ Bush. Ảnh: Politico

George W. Bush đã có những bài phát biểu trên các diễn đàn công cộng nhưng tránh xa những phỏng đoán chính trị và hiếm khi lên tiếng về các chính quyền kế nhiệm. Ông tham gia giải quyết một loạt các vấn đề xã hội, gồm việc trợ giúp các cựu chiến binh mắc PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý).

Ông Bush được cho là đã nhận khoảng 10 triệu USD nhờ xuất bản sách cùng nhiều khoản thù lao khác cho những bài phát biểu truyền cảm hứng trước công chúng. Ông đã trích số tiền kiếm được, lập một khoản quỹ mang tên mình để hỗ trợ y tế tại nhiều nước, cải cách giáo dục và cuộc chiến chống bệnh ung thư tại châu Phi, nơi ông nhiều lần đến thăm sau khi mãn nhiệm.

Ông Bush cũng rất nổi tiếng với tư cách là một họa sĩ. Ông đã vẽ những bức chân dung của thú cưng và các nhà lãnh đạo thế giới, gồm bức tranh từng gây sốt về Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những bức tranh này được trưng bày trong thư viện của ông.

Trong khi đó, cha ông, cựu Tổng thống George H.W. Bush cũng lui về ở ẩn sau khi mãn nhiệm năm 1993 và tương đối ít hoạt động nổi bật, dù nhiệm kỳ của ông trước đó được đánh giá là đã định hình chính sách của Mỹ trong nhiều năm kế tiếp.

Theo nhận định của Marck Updegrove, Giám đốc Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson, cựu Tổng thống George H.W. Bush cũng không mấy quan tâm đến các hoạt động rầm rộ thu hút sự quan tâm của dư luận. Thay vào đó, ông lựa chọn các vấn đề mang tính cá nhân.  

Ông Bush “cha” qua đời cuối năm 2018 ở tuổi 94 do mắc bệnh.

Bill Clinton

Vào thời điểm ngay trước khi mãn nhiệm, Tổng thống Bill Clinton từng tiết lộ “không có tài sản gì ngoài khoản tiết kiệm bằng 10% thu nhập trong 8 năm”. Washington Post nói rằng Clinton còn nợ trên 10 triệu USD vì những rắc rối pháp lý.

Bởi vậy, ông Bill Clinton đã dành nhiều thời gian viết sách, diễn thuyết hay thậm chí làm đại diện, cố vấn cho các doanh nghiệp để kiếm tiền. Đến nay, khối tài sản của ông Clinton được cho là vào khoảng trên 100 triệu USD, gồm 18 triệu USD nhờ đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng danh dự cho một trường học.

Ông Bill Clinton, thứ hai từ phải sang, cùng các vị cựu Tổng thống Mỹ. Ảnh: ITN

Cựu Tổng thống Clinton cũng rất năng nổ tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. Ông lập quỹ giúp chống AIDS tại châu Phi, tích cực hoạt động về chống biến đổi khí hậu và quảng bá những tiến bộ trong chăm sóc y tế toàn cầu cũng như hoạt động cứu trợ sau thảm họa.

Clinton tích cực tham gia một số hoạt động chính trị, gồm việc vận động tranh cử cho vợ ông là bà Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 với ông Trump. Vì Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ cũng từng lên tiếng chỉ trích người kế nhiệm, ông George W. Bush vì quyết định xâm lược Iraq và ứng phó chậm với thảm họa bão Katrina.

Một trong những dấu ấn đáng chú ý trong hoạt động ngoài Nhà Trắng của Clinton là vào năm 2009, ông bất ngờ đến Bình Nhưỡng với sứ mệnh đưa hai nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee bị giam ở Triều Tiên về nước.

Sau cuộc đàm phán với ông Clinton, nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã cấp “ân xá đặc biệt” cho bà Ling lẫn bà Lee, theo AP. Chuyến thăm đánh dấu ông Clinton là cựu tổng thống Mỹ thứ hai đến Triều Tiên và gặp gỡ lãnh đạo nước này.

Ronald Reagan

Ronald Reagan, nắm quyền từ năm 1981 đến 1989, cũng lựa chọn cuộc sống an nhàn sau khi nghỉ hưu. Ông sở hữu một nông trại và dành nhiều thời gian cho việc chăn nuôi tại miền Nam bang California.

Ông Ronald Reagan. Ảnh: ITN

Ông cũng dành thời gian cho viết hồi ký, phát biểu trước công chúng và giám sát việc thành lập Thư viện Tổng thống Ronald Reagan tại thung lũng Simi, California.

Ronald Reagan mắc bệnh Alzheimer và qua đời năm 2004.

Jimmy Carter

Jimmy Carter được đánh giá là vị cựu Tổng thống có nhiều đóng góp sau khi nghỉ hưu. Ông chỉ nắm quyền duy nhất một nhiệm kỳ 4 năm, từ 1977 đến 1981, song ngay khi rời Nhà Trắng, ông đã lập ra trung tâm Carter, một tổ chức phi chính phủ với ngân sách hàng năm khoảng 113 triệu USD với mục đích thúc đẩy nhân quyền và giúp chống nạn đói nghèo, xung đột và áp bức.

Ông Jimmy Carter và vợ, bà Rosalynn Carter. Ảnh :TIN

Trong gần 40 năm từ khi mãn nhiệm, cựu Tổng thống Carter đã có mặt tại nhiều điểm nóng trên thế giới:  giám sát các cuộc bầu cử ở Panama; làm trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột ở châu Á; thúc đẩy nhân quyền ở Haiti; được vinh danh giải Nobel Hòa bình năm 2002 nhờ thúc đẩy hòa bình Trung Đông.

Năm 1994, Carter trở thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ thăm Triều Tiên, dù khi đó đã mãn nhiệm. Ông đã có cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên, để vạch ra kế hoạch đầu tiên hướng đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời giúp những người Mỹ bị bắt tại đây được phóng thích.

Đến nay, chi tiết nội dung thương thảo giữa ông Jimmy Carter và ông Kim Nhật Thành chưa được công bố, nhưng chuyến thăm đã giúp chặn đứng một cuộc chiến tranh tiềm tàng với hậu quả không thể tưởng tượng, dù rằng vào thời điểm 1994, hành động của Carter đã khiến chính quyền đương nhiệm nổi giận.

Năm 2019, cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng từng đề nghị giúp Tổng thống Trump phá vỡ thế bế tắc sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2, song kế hoạch này chưa được thực hiện.

Nhiều chuyên gia đánh giá ông Carter là hình mẫu đáng khen ngợi nhất của một vị cựu Tổng thống Mỹ nghỉ hưu, người tận dụng được vai trò siêu cường của Mỹ cùng hệ thống truyền thông để tăng cường các hoạt động cứu trợ trên toàn cầu.

Chuyên gia Mark K. Updegrove bình luận, uy tín của một người làm Tổng thống Mỹ là rất đáng kể. Và dù họ đã mãn nhiệm, các vị cựu Tổng thống Mỹ vẫn giữ tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn.

Thiện Minh (Tổng hợp)

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文