Những vụ nã tên lửa nhầm đồng minh tai hại của quân đội Mỹ

06:45 23/09/2018
Trong các chiến dịch quân sự tại Trung Đông, các quân nhân Mỹ đã không ít lần nhắm bắn nhầm vào lực lượng đồng minh và gây ra những thiệt hại khổng lồ.

Phi công F-15 nhầm trực thăng Mỹ với Mi-24 Iraq

Sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1990-1991) Iraq đã chấp thuận một lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc thông qua, theo đó cho phép người Kurd nổi dậy chống chính quyền được di chuyển, trú ẩn tại các khu vực rừng núi ở phía Bắc Iraq.

Trực thăng UH-60 Black Hawk của quân đội Mỹ. Ảnh: ITN

Kéo theo đó, Mỹ dẫn đầu một liên minh quân sự được phép triển khai chiến dịch Operation Provide Comfort “đảm bảo an ninh cho các hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc” và lập một vùng cấm bay tại rộng hơn 11.000km2 trải dài khắp miền Bắc Iraq. Không quân Mỹ cũng nhận lệnh bắn hạ mọi máy bay Iraq đi vào khu vực.

Ngày 14-4-1994, hai trực thăng UH-60 Black Hawk của lục quân Mỹ chở theo 26 người trên đường tới trung tâm phối hợp chiến dịch thì bất ngờ bị một biên đội F-15 của không quân Mỹ phát hiện. Chớ triêu thay, thiết bị nhận dạng địch – ta (IFF) của hai chiếc UH-60 bị hỏng, khiến phi công F-15 không rõ đó là trực thăng của phe nào.

Theo hướng dẫn cấp trên, biên đội F-15 quyết định tiến tới 2 chấm sáng trên radar để nhận diện muc tiêu bằng mắt thường. Điều tai hại đã xảy ra khi các phi công này đã nhìn những chiếc UH-60 này thành trực thăng vũ trang Mi-24 trong biên chế của quân đội Iraq. Ngay lập tức, cả hai tiêm kích F-15 vòng lại và nã tên lửa thẳng vào phi đội UH-60, khiến toàn bộ những người trên máy bay thiệt mạng.

Tên lửa Patriot hạ chiến cơ Anh

Hơn một thập kỉ sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, quân đội Mỹ đã khởi động sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai ở Iraq vào năm 2003 với cái cớ Iraq đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda đứng sau vụ khủng bố 11-9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

Quân đội Anh phải "cắn răng" chịu nhịn vì vụ PAC-3 bắn hạ Tornado GR4.

Ở giai đoạn đầu cuộc chiến này, Mỹ đã triển khai 62 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 đến Iraq để bảo vệ các lực lượng mặt đất cũng như ngăn sự can thiệp của bên thứ 3. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không này lại tỏ ra kém tin cậy, thậm chí trở thành mối đe dọa chết người cho chính máy bay của đồng minh Mỹ.

Mỗi tổ hợp Patriot bao gồm một radar trinh sát và dẫn bắn, một đài điều khiển hỏa lực và một số bệ phóng. Phiên bản PAC-3 đạt tầm bắn tối đa 70 km, có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và nhiều loại phi cơ khác nhau.

Để xác định mục tiêu, Patriot thu thập các tham số như độ cao, tốc độ, diện tích phản xạ radar và tín hiệu nhận diện IFF. Sau khi phân tích, nó sẽ đưa ra thông báo cho kíp vận hành về loại mục tiêu (chiến cơ, tên lửa, thiết bị bay không người lái…) nhằm lựa chọn phương án đáp trả.

Tuy vậy, những thuật toán của Patriot không phải lúc nào cũng chính xác. Ngày 23-3-2003, hệ thống này đã nhận diện một máy bay Tornado GR4 của Anh là máy bay Iraq. Ngay lập tức, một quả tên lửa Patriot uy lực được phóng lên. Chiếc chiến đấu cơ của Anh đã không thể né quả đạn của đồng minh và bốc cháy, khiến 2 phi công thiệt mạng.

Phi công Mỹ nã tên lửa vào trạm radar nhà

Cũng chính vì thường xuyên nhận dạng các phi đội máy bay nhà là máy bay địch nên các khẩu đội Patriot từng nhiều lần khiến các phi công Mỹ “thót tim” khi hệ thống radar báo rằng họ đã bị tên lửa phòng không khóa mục tiêu, chuẩn bị nhắm bắn.

Tên lửa AGM-88 HARM được lắp đặt trên một chiến đấu cơ. Ảnh: EPA

Thông thường, các phi công sẽ khẩn trương liên lạc với trạm mặt đất để yêu cầu không khai hỏa tên lửa. Tuy nhiên, sau vụ chiếc Tornado GR4 bị bắn rơi, một phi công F-16 của Mỹ đã không thể giữ bình tĩnh để thông báo với mặt đất.

Ngày 24-3-2003, phi công lái chiếc F-16 của Mỹ sau khi làm nhiệm vụ gần thủ đô Baghdad của Iraq đã khai hỏa tên lửa chống radar AGM-88 HARM đáp trả trạm radar của chính quân đội Mỹ sau khi được máy bay cảnh báo bị khóa mục tiêu bởi tên lửa Patriot.

Sau vài giây, quả đạn HARM lao tới nguồn tín hiệu, phá huỷ đài radar Patriot. Quân đội Mỹ nói rằng vụ việc không gây ra thương vong cho kíp vận hành, song các nguồn tin địa phương thì khẳng định ít nhất 6 binh sĩ vận hành hệ thống Patriot đã thiệt mạng.

Sau sự cố, vẫn còn nhiều hệ thống Patriot tiếp tụctrực chiến, trở thành nỗi ám ảnh với phi công liên quân. Ngày 2-4-2003, tên lửa Patriot phóng đạn về phía một tiêm kích F/A-18C Hornet của hải quân Mỹ do phi công Nathan D. White điều khiển khi đang hoạt động trên không phận Iraq. Viên phi công đã không kịp trở tay và hi sinh.

F-16 dội bom vào căn cứ Canada

Tháng 4-2002, khi Mỹ cùng các đồng minh tiến hành chiến dịch quân sự truy lùng al-Qaeda và Taliban ở Afghanistan, hai tiêm kích F-16 của Mỹ đã bất ngờ dội bom vào một thao trường của Canada đặt không xa căn cứ của Washington.

Theo Guardian, hai chiếc F-16 khi đó đang trên đường trở về căn cứ thì nhận được cảnh báo bị khóa mục tiêu bởi một hệ thống phòng không dưới mặt đất. Các phi công sau đó xin phép được đáp trả.

Khoảnh khắc một máy bay F-16 thả bom xuống mục tiêu. Ảnh: ITN

Do thông tin chưa rõ ràng, sở chỉ huy ra lệnh chờ và sau đó không cho phép phi công khai hỏa. Tuy vậy, một trong hai phi công là thiếu tá Harry Schmidt đã tự ý ra quyết định và ném một quả bom dẫn đường laser vào mục tiêu với niềm tin rằng mình đang tự vệ trước đối phương.

Trớ trêu thay, mục tiêu đó lại là một thao trường của lực lượng Canada. Quả bom của Schmidt đã làm ít nhất 4 người chết, 8 người bị thương. Người này sau đó bị kỉ luật và nộp phạt gần 6.000 USD.

Thiện Minh

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng đến Viện VKSND tỉnh Thái Bình, đề nghị truy tố 42 bị can là cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trong đó có Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Đồng Xuân Thụ, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Hệ thống quản lý giao thông thông minh, trạm thu phí, kiểm soát tải trọng xe (hệ thống giám sát điều hành giao thông) thuộc các Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông phải hoàn thành đồng bộ với các dự án cao tốc đang triển khai thi công mới có thể triển khai công tác thu phí đường bộ. Đó là những nội dung quan trọng trong báo cáo mới đây được Bộ Xây dựng gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn. Người địa phương gọi tên sông bằng những âm sắc giản dị, có lúc “sông Khe”, có lúc “Thác Ma”, với những ghềnh thác đổ ào ạt như tiếng người hò đêm chống Mỹ, cứu nước năm xưa.

Theo dự báo, hôm nay các tỉnh thành miền Bắc và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, mưa tập trung vào chiều tối, đêm.

Cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine ngày 16/5 đã kết thúc sau chưa đầy hai tiếng và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển rõ ràng nào trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các bên.

Đòi đội công nhân đang thi công di chuyển xe đang đổ bê tông ở bên đường để đi qua không được, Phượng và người giám sát công trình đã xảy ra xô xát. Quá trình xảy ra xô xát, Phượng đã dùng tay tát anh Quyết...

Chiều 16/5, thông tin tại Hội nghị phát động cao điểm tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, Công an TP Hà Nội đã xác lập và phá thành công ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế; bắt giữ 7 đối tượng, thu giữ trên 100 tấn thực phẩm chức năng giả.

Trận đấu giao hữu giữa ĐT Việt Nam và CLB Werder Bremen (Đức) tối 16/5 là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Đức. Dù để thua đậm 1-4 trước đội bóng đến từ nước Đức song đây là bài học quý báu với đoàn quân HLV Mai Đức Chung

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.