Những vụ phóng viên điều tra bị sát hại gây rúng động dư luận

09:30 09/10/2018
Mới đây, sự việc nữ phóng viên điều tra người Bulgaria Viktoria Marinova bị cưỡng hiếp và sát hại man rợ đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế. Trước đó, nhiều vụ án sát hại phóng viên điều tra đã xảy ra, đặc biệt phải kể tới vụ nữ nhà báo điều tra hồ sơ Panama bị gài bom xe, hay vụ hai vợ chồng phóng viên điều tra người Slovakia bị bắn chết cũng khiến dư luận hết sức bàng hoàng. 

Nữ phóng viên Thụy Điển được tìm thấy với thi thể không còn nguyên vẹn (8-2017)

Là một phóng viên tự do với nhiều loạt bài bình luận và phóng sự điều tra được đăng trên các đầu báo lớn như New York Times hay The Guardian, có lẽ Kim Wall (30 tuổi) không thể nghĩ rằng cô lại phải bỏ mạng trong chuyến thăm quan tàu ngầm tư nhân lớn nhất thế giới UC3 Nautilus của nhà sáng chế người Đan Mạch Peter Madsen hôm 10-8.

Các nhà chức trách Đan Mạch cho hay, họ đã tìm thấy thi thể một phụ nữ dạt vào bờ biển phía Nam thủ đô Copenhagen vào hôm 22-8. Nhưng thi thể này đã bị ngấm nước và mất đầu, tay, chân. Sau quá trình kiểm tra ADN, phía cảnh sát khẳng định đó là thi thể của nữ nhà báo Kim Wall.

Nữ phóng viên nổi tiếng người Thụy Điển Kim Wall bị sát hại man rợ ở tuổi 30. Ảnh: Benjamin Haas.
Đến ngày 7-10, cảnh sát Đan Mạch mới phát hiện được phần đầu và chân của cô Wall được bọc trong túi nilon kèm những mảnh kim loại được vứt ở ngoài biển, một con dao và quần áo. Kết quả điều tra chỉ ra rằng, nữ nhà báo xấu số bị sát hại bằng nhiều vết đâm vào ngực và bộ phận sinh dục.

Christian Jensen, biên tập viên nổi tiếng của nhật báo hàng đầu Đan mạch Politiken cho biết, trường hợp của Kim Wall được coi là vụ giết người man rợ nhất trong lịch sử Đan Mạch và lên tiếng yêu cầu các cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ việc. Theo tờ The Times, vụ việc này cũng được so sánh với cốt truyện của bộ phim truyền hình mang tên The Bridge. Bộ phim bắt đầu với việc phát hiện ra "cơ thể một phụ nữ không nguyên vẹn" và diễn ra gần Copenhagen.

Madsen được cho là đã lên kế hoạch vụ sát hại nhà báo Kim Wall. Ảnh: Getty. 

Cô Kim Wall được thông báo là mất tích vào ngày 10-8 khi cô đi làm phóng sự về việc ông Peter Madsen mới sáng chế ra tàu ngầm cá nhân. Cô phóng viên này đã xuống tàu ngầm để trải nghiệm, nhưng đến hôm 11-8, chiếc tàu ngầm phát ra tín hiệu cấp cứu. Cảnh sát đã đến hỗ trợ và cứu giúp người bị nạn, tuy nhiên họ chỉ tìm thấy Peter Madsen, còn cô Wall đã mất tích.

Madsen là nghi phạm chính trong vụ việc này. Lời khai của nhà sáng chế liên tục mâu thuẫn với nhau. Ban đầu ông ta khai nhận đã để cô gái lên bờ sau 3 giờ lặn xuống biển, nhưng sau đó lại khai cô Wall đã chết do vật nặng đập vào đầu và ông ta đã chôn cất trên một hòn đảo. Madsen bị cáo buộc tội danh giết người, phá hủy thi thể và có cách hành xử không đúng mực với tử thi. 

Các công tố viên đề nghị tòa tuyên phạt Madsen án chung thân hoặc gửi y vào cơ sở điều trị tâm thần dựa trên các kết quả kiểm tra. Dù không cung cấp động cơ gây án của nghi phạm, công tố viên cho biết vụ sát hại được lên kế hoạch.

Nữ nhà báo phanh phui hồ sơ Panama bị gài bom xe (10-2017)

Chân dung nữ nhà báo phanh phui vụ hồ sơ mật Panama. Ảnh: CNN. 

Thủ tướng Malta Joseph Muscat đã lên án vụ tấn công bằng phương thức gài bom và cho nổ tung chiếc xe ô tô riêng của nữ nhà báo điều tra hàng đầu Malta Daphne Caruana Galizia là “đi ngược lại với nền văn minh và nhân phẩm cũng như chống lại tự do báo chí".

Daphne Caruana Galizia (53 tuổi), thiệt mạng vào chiều 16-10-2017 khi chiếc xe của bà bất ngờ phát nổ không lâu sau khi rời nhà riêng ở Bidnija, gần Mosta (Malta). CNN dẫn lời các nhân chứng cho biết, vụ nổ kinh hoàng khiến chiếc xe bị phá hủy thành từng mảnh, còn thi thể nạn nhân văng xa trên một cánh đồng gần nhà.

Hiện trường vụ nổ bom xe của nhà báo điều tra số một Malta Daphne Caruana Galizia. Ảnh: The Guardian. 

Daphne Caruana Galizia chính là người đã phanh phui hồ sơ Panama về các vụ tham nhũng, trốn thuế ở nhiều nước trên thế giới. Việc phanh phui hồ sơ mật này đã khiến bà Galizia được tờ Politico bình chọn là một trong 28 người sẽ tạo ra “cơn địa chấn” ở châu Âu năm 2017. Được biết, khoảng nửa tháng trước khi thiệt mạng, bà Galizia đã trình báo cảnh sát về việc nhận được liên tiếp những lời đe dọa.

Trước đó, bà Galizia từng tuyên bố không theo đảng chính trị nào. Bà điều tra nhiều mục tiêu, từ việc các ngân hàng tạo điều kiện dễ dàng cho những vụ rửa tiền, cho đến sự liên quan giữa Mafia và kỹ nghệ cờ bạc ở Malta.

Nữ nhà báo Caruana Galizia bắt đầu sự nghiệp báo chí từ những năm 1980 với vai trò là một nhà phê bình cho Sunday Times of Malta. Sau đó bà làm biên tập viên cho tờ Malta Independent. Trang blog cá nhân của bà ra mắt năm 2008 cũng là một trong những trang có số lượng truy cập nhiều nhất tại Malta. 

Phóng viên điều tra người Skovakia và hôn thê bị bắn chết tại nhà riêng (2-2018)

Phóng viên điều tra trẻ tuổi Jan Kuciak. Ảnh: EPA. 

Phóng viên điều tra Jan Kuciak (27 tuổi) của báo điện tử Aktuality.sk và vợ chưa cưới của anh là Martina Kusnirova đã bị bắn chết tại nhà riêng ở Velka Maca, cách Thủ đô Bratislava 65km về phía Đông, hôm 25-2-2018.

Theo người đứng đầu lực lượng cảnh sát Slovakia Tibor Gaspar, phóng viên trẻ xấu số đã “bị lọt vào tầm ngắm” của một số nhân vật, khi tung ra loạt bài điều tra nhiều kỳ với tựa đề “Mafia Italia trong lòng Slovakia, vòi bạch tuộc đã chạm đến thượng tầng chính trị”.

Người dân Slovakia đặt nến tưởng niệm Jan Kuciak và vị hôn thê. Ảnh: Getty. 

Đây được xem vụ giết người đầu tiên đối với một nhà báo trong lịch sử Slovakia, nên sự việc nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Jan Kuciak cáo buộc một số doanh nhân người Italia có quan hệ khăng khít với băng đảng mafia khét tiếng của nước này, từ lâu đã thành lập ra các dự án ma để biển thủ tiền trợ cấp của quỹ Liên minh châu Âu (EU) dành cho các đối tượng nghèo hay rửa tiền bất chính tại phía Đông của Slovakia. 

Những người mà Kuciak cáo buộc được cho là có những mối liên kết kinh doanh với một số nhân vật cấp cao. Trước đó, Jan Kuciak cũng được biết đến là một trong những phóng viên điều tra tích cực, nhằm đưa ra ánh sát vụ hồ sơ mật Panama.

Theo The Guardian, đến đầu tháng 3 vừa qua, cảnh sát Slovakia thông báo đã bắt giữ bảy doanh nhân Italia trong danh sách các nghi phạm có liên quan đến vụ ám sát nêu trên để tiếp tục điều tra làm rõ.

Linh Đan

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文