Những vụ tai nạn máy bay kinh hoàng nhất trong lịch sử Indonesia

11:52 30/10/2018
Thảm kịch về chiếc Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Lion Air bị rơi ở Indonesia ngày 29-10 vừa qua đã gây chấn động quốc tế với 189 người thiệt mạng. Trước đó tại xứ vạn đảo đã có tới bảy vụ tai nạn máy bay khác với số người thiệt mạng mỗi vụ lên tới ba con số.

1. Ngày 26-9-1997: chiếc Airbus A300 trong chuyến bay 152 của hãng hàng không quốc gia Garuda rơi xuống một cánh rừng và nổ tung trong khi cố gắng hạ cánh trên đảo Sumatra khiến toàn bộ 234 hành khách trên máy bay không có ai sống sót. Một báo cáo 3 năm sau đó của Ủy ban An toàn hàng không Quốc gia Mỹ cho rằng, nguyên nhân của vụ tai nạn là do chập điện khiến nổ bình xăng.

Thân nhân người bị nạn ném đất tiễn biệt tại ngôi mộ tập thể cho nạn nhân vụ rơi máy bay của Garuda ngày 26-9-1997.

2. Ngày 28-12-2014: phi cơ của hãng hàng không AirAsia mang số hiệu QZ8501 chở 162 người biến mất khỏi màn hình radar trong điều kiện thời tiết xấu khi đang thực hiện hành trình từ Surabaya (Indonesia) tới Singapore. Máy bay rơi xuống vùng biển Java. Các nhà điều tra sau đó xác định nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi hệ thống điều khiển bánh lái.

Một phần xác máy bay AirAsia mang số hiệu QZ8501 được trục vớt chuẩn bị được dỡ xuống tại cảng Kumai, Indonesia. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 162 người thiệt mạng.

3. Ngày 5-9-2005: Chiếc Boeing 737-200 của hãng hàng không Mandala Airlines trong một chuyến bay nội địa đã rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay thành phố Medan xuống một khu dân cư đông đúc, làm chết 150 người, gồm hành khách, tổ bay và người dưới mặt đất. Vụ việc làm tăng sự chú ý đến vấn đề an toàn hàng không và những máy bay đã cũ của Indonesia vào thời điểm đó.

Mandala Airlines là hãng hàng không nội địa và được thành lập năm 1969.

4. Ngày 30-6-2015: vụ tai nạn máy bay quân sự thảm khốc nhất trong lịch sử Indonesia được ghi nhận khi chiếc máy bay C-130 Hercules của Không quân Indonesia đã đâm xuống một khu dân cư và phát nổ ngay sau khi cất cánh ở thành phố Medan. Toàn bộ 122 hành khách trên chuyến bay đã thiệt mạng gồm 39 binh sĩ và 83 hành khách dân sự, trong đó có gia đình của quân nhân.

Hiện trường vụ rơi máy bay Hercules C-130. Ảnh: Reuters

5. Năm 1991: một chiếc máy bay của hãng Air Force rơi tại Đông Jakarta sau khi động cơ bốc cháy, làm 135 người thiệt mạng. Được biết, chỉ có duy nhất một người sống sót sau tai nạn thảm khốc này.

Indonesia là quốc gia được biết đến với nhiều vụ thảm kịch rơi máy bay kinh hoàng. Ảnh: Reuters.

6. Ngày 19-12-1997: chiếc Boeing 737 mang số hiệu MI 185 của hãng hàng không Silk Air đã lao xuống dòng sông Musi, gần Palembang, miền nam Sumatra khi đang trên hành trình từ Jakarta, Indonesia tới Singapore, khiến toàn bộ 97 hành khách cùng 7 thành viên tổ bay thiệt mạng. Sự thật gây sốc khi nguyên nhân của vụ tai nạn được tiết lộ là do hệ quả từ một chuỗi hành động có ý thức của cơ trưởng khi đã lừa cơ phó để cố tình lái máy bay đâm xuống đất. 

Một sĩ quan hải quân Indonesia đang cầm mảnh vỡ được cho là cánh quạt động cơ máy bay Boeing 737. Ảnh: Reuters

7. Ngày 1-1-2007: chiếc máy bay Boeing 737-400 của hãng hàng không giá rẻ Adam Air, Indonesia biến mất khỏi màn hình radar trong hành trình bay nội địa từ Surabaya đến Manado. 10 ngày sau, các bộ phận máy bay được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển phía Tây của đảo Sulawesi. Tất cả 102 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng. 
Hình ảnh máy bay Boeing 737-400, loại máy bay này đã được hãng hàng không quốc gia Malaysia ngưng phục vụ từ tháng 6-2014 để thay thế bằng phiên bản mới hơn.
Cao Trung (Tổng hợp)

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

Những concert đình đám với hàng chục ngàn khán giả tham dự, những TV show mang lại cả tỷ lượt xem, những MV hits với hàng trăm triệu lượt nghe, xem kéo theo doanh thu khủng đang cho khán giả cảm nhận về một thị trường âm nhạc nhộn nhịp của Việt Nam trong những năm gần đây.

16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư. Tuy nhiên, do không thuộc diện được cấp đất ở nên có nhiều hộ dân vạn đò phải dựng nhà tạm để sinh sống và chưa biết đến khi nào mới được an cư.

Giữa lúc chiến sự tại miền Đông Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/3 (giờ địa phương) đã đưa ra một đề xuất đáng chú ý: thành lập một chính quyền lâm thời ở Ukraine dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ), với sự tham gia của cả Nga, Mỹ và các nước châu Âu...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.