Quan hệ Nga - Thổ: “Mối lương duyên” 4 thế kỷ đầy sóng gió

10:29 14/08/2016
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa có chuyến thăm lịch sử đến nước Nga nhằm bình thường hóa quan hệ sau vụ Ankara bắn rơi chiếc Su-24 của không quân Nga khi đang tác chiến tiêu diệt IS tại vùng biên giới Thổ - Syria. Một trang mới trong quan hệ hai nước được mở ra sau hơn nửa năm căng thẳng và cũng là sự kế tiếp mối “lương duyên” thăng trầm giữa hai nước trong gần 400 năm qua.

Tính từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, đế quốc Nga đã có tổng cộng 13 cuộc chiến tranh với đế chế Ottoman. Trong các lần can qua giữa hai nước thì cuộc chiến thứ bảy kéo dài từ năm 1768 đến năm 1774 là một trong những chiến thắng ngoạn mục của đế quốc Nga trước một đế chế Ottoman đang suy tàn, đồng thời tạo nền tảng giúp xứ sở Bạch Dương dần trở thành một cường quốc trên thế giới trong thế kỷ sau đó.

Xuất phát từ sự tranh giành ảnh hưởng đối với Ba Lan, Hoàng đế Ottoman Sultan Mustafa III tuyên chiến với nước Nga vào ngày 25-9-1768. Ottoman thành lập liên minh với lực lượng khởi nghĩa "Liên minh Bar" của người Ba Lan nhằm chống lại đế quốc của nữ hoàng Ekaterina. Trong khi đó quân đội của Nữ hoàng Ekaterina II nhận được sự trợ giúp của các cố vấn hải quân Anh, đế quốc đang thống trị các đại dương của thế giới lúc đó.

Chiến trường trên bộ với sự chỉ huy của vị tướng tài năng Aleksandr Vasilyevich Suvorov đã dập tắt lực lượng chống đối Nga tại Ba Lan. Nga tiếp tục đánh tan các đạo quân của Thổ Nhĩ Kỳ tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau của đế quốc Ottoman. Hải quân Nga cũng giành được một trong những chiến thắng vang dội nhất trong lịch sử của mình nhờ cuộc chiến này.

Với sự giúp sức của quân khởi nghĩa Hy Lạp (quốc gia lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của đế chế Ottoman) dưới sự chỉ huy của Aleksey Grigoryevich Orlov, hạm đội Baltic đã tiêu diệt hoàn toàn Hải quân Ottoman trong trận chiến Chesma.

Hiệp ước ký vào ngày 21-7-1774 giữa đế quốc Ottoman và đế quốc Nga đã công nhận sự độc lập Hãn quốc Crimea, nhưng trên thực tế là nước chư hầu của Nga hoàng. Nước Nga nhận được Nam Ukraine và Bắc Caucasus và khoản chiến phí bao gồm 4,5 triệu rúp, cộng thêm hai hải cảng chủ chốt giúp họ mở rộng tầm nhìn ra biển Đen…

Và 13 năm sau, cũng dưới thời Nữ hoàng Ekaterina Đệ nhị, đế quốc Nga tiếp tục có một chiến thắng quân sự lớn trước đế chế Ottoman. Quân đội đế quốc Nga chiếm Ochalov (trên bờ biển Đen, phía Tây Crimea), qua đó sáp nhập bán đảo có vị trí chiến lược này. Biên giới Nga – Thổ bị đẩy đến tận sông Nistru. Đế chế Ottoman cũng mất quyền kiểm soát Gruzia.

Hai cuộc chiến lớn đầu thế kỷ 19, Nga tiếp tục chiến thắng để sáp nhập thêm hàng loạt vùng đất mới vào lãnh thổ rộng lớn của mình, hầu hết đó là các vùng đất cũ hoặc chư hầu cũ của đế chế Ottoman. Đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ mất đi một phần lãnh thổ lớn với việc Hy Lạp giành độc lập.

Tranh vẽ minh họa chiến thắng của Nữ hoàng Nga Ekaterina trước quân Thổ Nhĩ Kỳ (1772). Ảnh:Wiki.

Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có được một chiến thắng quan trọng sau khi được Anh, Pháp giúp sức trong chiến tranh Crimea 1853-1856. Sa hoàng Nga Nikolai I đã phải uống thuốc độc tự vẫn khi nghe tin quân đội của ông thất bại trong trận Sevastopol. Nước Nga chịu thiệt hại nặng nhất trong suốt các cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, khi mất quyền hiện diện hải quân tại biển Đen, tuy vậy sau đó Moscow vẫn bù đắp được hầu hết các thiệt hại trên nhờ việc ủng hộ Thủ tướng Đức Otto von Bismarck trong cuộc chiến Pháp - Phổ.

Nga tái thiết căn cứ hải quân tại biển Đen bất chấp các điều khoản hòa ước Paris được ký sau thất bại tại chiến tranh Crimea trước đó. Đế quốc Nga dưới thời Sa hoàng Alexander II còn tiếp tục mở rộng thêm lãnh thổ của mình qua cuộc chiến với Ottoman năm 1877 -1878.

Cuộc chiến tranh thế giới I đánh dấu lần cuối cùng hai đế quốc Nga và Ottoman chạm trán nhau trên chiến trường. Cùng với cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Hiệp ước Moscow năm 1921 giữa 2 nước giúp Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thêm 30% diện tích lãnh thổ. Trong thế chiến II, tuy lúc đầu có quan hệ bình thường với Đức nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ vai trò trung lập và sau đó thì đứng hẳn về phía đồng minh chống phát xít.

Cuộc chiến tranh lạnh đánh dấu vai trò tiên phong phía Đông của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối quân sự NATO. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã chấp nhận cho Mỹ triển khai trên lãnh thổ của mình các tên lửa đạn đạo Jupiter mang đầu đạn hạt nhân nhằm "chống lại mối đe dọa từ phía Bắc". Những tên lửa Jupiter chỉ được Mỹ rút đi theo một thỏa thuận với Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra năm 1962…

Tuy vậy, quan hệ giữa 2 nước không chỉ có đối đầu. Quan hệ kinh tế của hai nước có những bước tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Kim ngạch thương mại Nga-Thổ tăng từ 4,36 tỷ USD năm 2001 lên 31 tỷ USD năm 2014. Hai nước từng đặt chỉ tiêu tăng kim ngạch buôn bán lên 100 tỷ USD vào năm 2023. Cùng với việc hàn gắn quan hệ sau vụ bắn rơi Su-24, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tính chuyện khởi động dự án xây dựng đường ống dẫn khí ga qua lãnh thổ Ankara tới châu Âu.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, dự án đường ống dẫn khí ga qua Thổ Nhĩ Kỳ khi hoàn thành sẽ giúp Nga "bỏ qua" Ukrane khi xuất khẩu sang châu Âu. Quan hệ kinh tế càng phát triển càng khiến Nga trở nên nặng ký trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ trước các đối tác phương Tây. Nhìn lại mối quan hệ đầy thăng trầm Nga – Thổ trong 4 thế kỷ qua, thực tế càng khẳng định chân lý “Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu”.

B.N. (tổng hợp)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文