Quan ngại về cuộc chiến hóa học Mỹ-Iraq và IS trên chiến trường Mosul

09:00 05/11/2016
Các nhà điều tra Quốc hội Mỹ lo sợ, Lầu Năm Góc có thể lập lại sai lầm về sử dụng thuốc chống phơi nhiễm khí độc khi hỗ trợ quân đội Iraq tiêu diệt IS như trong cuộc chiến chống chính quyền Saddam Hussein.

Chiến dịch giải phóng Mosul của quân đội Iraq và Lực lượng dân quân Peshmerga thoát khỏi IS đã bắt đầu khai hỏa từ ngày 18-10, đây là một trận chiến rất khó khăn, sẽ phải hy sinh nhiều xương máu. Tổ chức khủng bố IS tuyên bố chiếm được các kho vũ khí hóa học cũ vào tuần qua, các nhà điều tra Quốc hội Mỹ lo sợ, Lầu Năm Góc có thể lập lại sai lầm về sử dụng thuốc chống phơi nhiễm khí độc khi hỗ trợ quân đội Iraq tiêu diệt IS như trong cuộc chiến chống chính quyền Saddam Hussein.

Vũ khí hóa học đã bị cấm sử dụng.

Hai tuần trước Giáng sinh năm ngoái, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ lặng lẽ chứng nhận “thay đổi sản xuất hoặc sản xuất bổ sung” một loại thuốc được biết đến với tên gọi pyridostigmine bromide (PB) của Quân đội nước này.

Lầu Năm Góc giữ một kho thuốc như một biện pháp phòng ngừa khí độc thần kinh soman gây chết người, tuy nhiên, chứng nhận của FDA hầu như không ai biết trước những ngày lễ và giới chính trị ở Washington tranh cãi rùm beng.

Vào thời điểm đó, có nhiều báo cáo cho biết tổ chức khủng bố IS đang phát triển khí độc thần kinh và một số loại vũ khí hóa học khác nổi lên trên các phương tiện truyền thông, nhưng không có cách nào để biết liệu IS có thay đổi gì để đối phó với động thái điều tiết của FDA.

Một phóng viên tạp chí Forbes, người có lẽ là thành viên duy nhất trong giới truyền thông cố che đậy chứng nhận, nhấn mạnh rằng FDA chấp thuận liệu lượng uống mới của thuốc, tuy nhiên, các tài liệu đính kèm chứng nhận như vậy không có sẵn trên trang web của FDA.

Hai tháng sau, PB một lần nữa được đem ra thảo luận ở Quốc hội Mỹ, nhưng phiên điều trần không nhắc đến IS. Ủy ban Hạ viện về Cựu chiến binh tổ chức kỷ niệm 25 năm Chiến tranh vùng Vịnh cùng thời điểm đó cho rằng PB có thể là nguyên nhân gây ra Hội chứng Bệnh tật Chiến tranh vùng Vịnh, một loại bệnh mãn tính bao gồm triệu chứng bí ẩn như: Mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, khó tiêu hóa, chóng mặt, rối loạn hô hấp và sa sút trí nhớ. Căn bệnh ảnh hưởng đến 250.000 cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến xâm lược Iraq lần thứ nhất.

Trong khi đó, một cựu thanh tra FDA có tên Ron Kavagh tuyên bố kiện một “người thổi còi” đệ đơn khiếu nại đến Bộ Quốc phòng tố cáo cơ quan cũ “bật đèn xanh” cho Quân đội sử dụng PB như một loại thuốc dự phòng chống khí độc thần kinh, bất chấp dữ liệu cho thấy nó có ít khả năng bảo vệ binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Iraq lần thứ 2. Các quan chức FDA biết rõ điều này, nhưng cơ quan cấp phép cho Quân đội Mỹ thì mù tịt, không rõ lý do.

Kavanagh cho biết ông bị FDA sa thải vào năm 2008, sau khi đe dọa sẽ tiết lộ về phê duyệt của cơ quan cho BP vào năm 2003 cũng như một số chứng nhận khác về thuốc chống rối loạn thần kinh mà ông tuyên bố dựa vào thông tin không có thực được cung cấp bởi các công ty sản xuất thuốc. Kavanagh lên án chính quyền Obama không thể quy trách nhiệm cho FDA và bảo vệ một “người thổi còi” như ông.

Trong những tháng sau khi Kavanagh gửi đơn kiện, FDA bất ngờ “đóng cửa kho” PB trên trang web. Một người phát ngôn FDA thông báo, trong trường hợp này, nhà tài trợ thuốc-Quân đội Mỹ xác định tình trạng tiếp thị của thuốc. Tuy nhiên, một người phát ngôn Bộ Quân Y Dược Quân đội Mỹ khẳng định cơ quan chưa bao giờ đề nghị FDA “đóng cửa kho” PB.

IS tuyên bố đã thu được các kho dự trữ vũ khí hóa học cũ và tung ra vũ khí thô sơ chứa khí mustard để chống lại Quân đội Iraq và Lực lượng dân quân Kurd được Mỹ yểm trợ không kích khi tấn công thành trì Mosul của tổ chức khủng bố. Chưa có báo cáo về khí độc samon ở Iraq hoặc Syria. Nhưng nếu có khí độc gây rối loạn thần kinh đó, PB một lần nữa sẽ được chỉ định dùng cho binh sĩ Mỹ hoạt động trên mặt đất.

Công năng sử dụng chính của PB không phải là giải độc khí độc gây hại thần kinh: Theo truyền thống, loại thuốc này từng dùng điều trị cho bệnh nhân đau cơ nặng.

Tuy nhiên, nó đã gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử quân sự Mỹ gần đây. Với hy vọng loại kỳ dược này có thể bảo vệ binh lính vô nhiễm trước vũ khí hóa học trên chiến trường Iraq, FDA đưa ra một miễn trừ đặc biệt vào năm 1991, cho phép Bộ Quốc phòng tuyển dụng hàng ngàn tân binh mà sau này các nhà điều tra trong Quốc hội Mỹ và các nhà phê bình khác lên án đó là một cuộc thí nghiệm lớn trực tiếp trên người.

Vào thời điểm đó, FDA không chứng nhận PB có thể chống được khí độc gây hại cho thần kinh và chỉ có một vài thí nghiệm trên động vật. Thử nghiệm trên người là không thể vì đòi hỏi cần phải tiếp xúc với khí độc soman gây chết người. Dù vậy, Quân đội Mỹ vẫn ra lệnh cho hàng trăm ngàn binh sĩ uống thuốc PB trong Chiến tranh vùng Vịnh. Mặc dù đăt hàng từ FDA, quân nhân Mỹ thường biết rất ít hoặc không có thông tin về loại thuốc “chống độc” đang sử dụng.

Hàng ngàn cựu chiến binh đã đệ đơn khiếu nại và một ủy ban điều tra trực thuộc Quốc hội Mỹ vào cuộc điều tra cả FDA và Lầu Năm Góc “nhắm mắt làm ngơ” sau chiến tranh, đặc biệt sau khi các phương tiện truyền thông bắt đầu kết nối PB với nhưng loại bệnh không thể giải thích của nhiều cựu chiến binh.

Quân đội Mỹ tuyên bố họ chỉ cấp phát thuốc “bảo vệ” binh sĩ, chứ không hề tiến hành nghiên cứu. Một tòa án liên bang đã đồng với ý kiến đó, nhưng các nhà phê bình cáo buộc rằng Quân đội trơ tráo bỏ qua đạo đức y tế cơ bản khi buộc binh sĩ phải dùng một loại thuốc mà không có sự đồng ý của họ.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh, nhiều nghiên cứu độc lập được Quốc hội Mỹ ủy nhiệm và có sự hỗ trợ của một số hội cựu Chiến binh Mỹ đấu tranh với nghiên cứu được Chính phủ và Bộ cựu chiến binh (VA) tài trợ cho biết, ngoài giếng dầu cháy, thuốc trừ sâu và khí độc sarin, liệu PB có thể là nguyên nhân gây Bệnh Chiến tranh vùng Vịnh

Năm 2013, một cựu cán bộ dịch tế học của VA trở thành “người thổi còi” cho Quốc hội biết VA thường xuyên che giấu hoặc ém nhẹm dữ liệu thử nghiệm lớn đối với cựu chiên binh, đặc biệt, dữ liệu liên quan đến khí độc trong môi trường mà binh sĩ Mỹ phải đối mặt ở Afghanistan và Iraq để tránh phải trả tiền bồi thường hoặc chi phí y tế tốn kém.

“Hóa chất làm rụng lá, PB và khí độc thần kinh được phát tán, tất cả đều thuộc trường hợp tự gây thương vong, sau khi phá hủy các cơ sở quân sự ở Iraq.

Điều nay sẽ lý giải lý do vì sao Chính phủ cũng như giới quân đội đã rất miễn cưỡng thừa nhận những gì đã xảy ra, như khi họ cố gắng che đậy chất kịch độc đựng trong thùng màu cam (Orange Agent: Một loại hóa chất không màu/mùi đựng trong thùng màu cam để báo động cấp độ nguy hiểm chạm ngưỡng tối đa, thường sử dụng để làm rụng lá hoặc diệt cỏ, gây ra di dạng bẩm sinh) sau Chiến tranh Việt Nam”, ông James Binns, cựu Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Điều tra về Hội chứng Bệnh tật Chiến tranh vùng Vịnh cho biết trong một tuyên bố vào đầu năm nay.

Ph.Trúc

Trong khi bão số 7 đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông thì ngoài khơi Philippines vừa hình thành thêm một cơn bão, dự kiến tiếp tục đi vào Biển Đông trong những ngày tới, trở thành bão số 8 năm nay.

Đêm 9, rạng sáng 10/11, Công an TP Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều tổ công tác 141 công khai và hóa trang triển khai làm nhiệm vụ tại địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng… trong đó tập trung tuần tra kiểm soát, sẵn sàng trấn áp ngăn chặn các đối tượng thanh, thiếu niên có biểu hiện tụ tập gây rối trật tự công cộng cũng như đua xe, lạng lách đánh võng gây náo loạn đường phố.

Kỳ nghỉ Tết là 5 ngày đúng theo quy định, cùng 2 dịp nghỉ cuối tuần trước và sau kỳ nghỉ Tết nên kỳ nghỉ Tết Âm lịch 2025 mới kéo dài 9 ngày. Đây là lý giải của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong báo cáo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ làm rõ phương án đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày liên tục.

Trong lúc ngồi nhậu, anh trai của Y Níu Kpă mượn điện thoại để kết nối nghe nhạc. Sau đó Y Níu Kpă đòi lại điện thoại thì anh trai không trả nên dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau; Y Níu Kpă dùng cuốc bổ vào đầu anh trai tử vong tại chỗ.

Sáng 10/11, Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức với sự tham gia của hơn 3.000 người gồm các học sinh đại diện các trường THCS, THPT công lập và có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố; các giáo viên, nhân viên cùng đông đảo các nghệ sỹ, diễn viên...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文