Bom đạn và đau thương: Những câu chuyện về Chiến tranh Thế giới thứ nhất

13:37 11/11/2018
100 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, những hình ảnh trần trụi về cuộc đại chiến vẫn khiến người ta ám ảnh. Nhưng giữa chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó những khoảnh khắc đầy xúc động trong bom đạn và đau thương.

Một người lính Anh đang giúp một tù nhân Đức bị thương di chuyển dọc đường ray vào năm 1916, phía sau họ là một người lính Pháp đang vội vã rời đi với một chiếc máy ảnh. Đây là một trong số 100 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tom Marshall phục màu nhân kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (11/11/1918-11/11/2018), theo Telegraph. Ảnh: Tom Marshall
Những binh sĩ thuộc quân đội Anh đang thảo luận tại một rãnh trú ẩn của Anh ở Ploegsteert Wood, trong trận chiến Messines, ngày 11-6-1917. Bằng việc phục chế màu cho những tấm ảnh, Marshall hi vọng sẽ vẽ nên một hình dung rõ ràng hơn trong suy nghĩ của những thế hệ sau này về cuộc chiến đau thương trong lịch sử. Ảnh: Tom Marshall
Binh sĩ Đức hành quân dọc cánh đồng đầy hoa trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8-1914 đến tháng 11-1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần. Ảnh: Getty
Các binh sĩ Đức nhận hoa từ những người phụ nữ trên đường rời thủ đô Berlin tới Mặt trận phía Tây ngày 1-8-1914. Ảnh: AP
 Một thợ cắt tóc đang cạo râu cho binh sỹ Pháp ở Soissons năm 1917. Ảnh: Daily Mail
 Một binh sỹ Australia có tên George "Pop" Redding đang nhặt những bông hoa trong một bức ảnh chụp năm 1918. Ảnh: Daily Mail
Những công nhân làm việc trong một kho đạn dược ở Chilwell, Anh vào năm 1917. Phần lớn những người tham gia sản xuất vũ khí trong ảnh đều là phụ nữ. Trong Thế chiến thứ nhất, những người phụ nữ thường làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Ảnh: Imperial War Museums
Những người lính Anh tận hưởng giây phút yên bình hiếm hoi tại căn cứ của mình trong một bức ảnh chụp vào năm 1917. Trong Thế chiến thứ nhất, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nghìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý. Ảnh: Hulton
 Một người lính Đức bị thương đang giúp châm một điếu thuốc cho một người lính Anh cũng bị thương tại một bệnh viện quân đội phục vụ binh sỹ Anh đặt ở miền bắc nước Pháp vào năm 1918. Ảnh: Imperial War Museums 
Các bác sĩ và y tá cấp cứu một binh sĩ bị thương tại Gare du Nord, một nhà ga xe lửa ở Paris, vào năm 1914. Ảnh: Maurice-Louis Branger/Roger-Viollet
Một bức ảnh lưu trữ cho thấy những người lính đang tham dự một chương trình giải trí tại Suippes, trên Mặt trận Champagne, Đông Pháp năm 1915. Ảnh: Reuters
Những thương binh đang tập đi tại một bệnh viện ở Budapest. Cuộc chiến đã làm hơn 16 triệu binh sĩ tử nạn và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Ảnh: AP

Những nụ cười hiếm hoi trên chiến trường song hành cùng bom đạn. Ảnh: NY Times
Tại một "chiến trường" khác được các nhiếp ảnh gia ghi lại vào khoảng năm 1916-1917, những người phụ nữ cũng đang dốc lực làm việc trên cánh đồng lúa tại Anh. Ảnh: Reuters
Giấc ngủ hiếm hoi của những binh sĩ Anh trong một trận đánh năm 1916. Ảnh: Imperial War Museums
An Nhiên (Ảnh: T.H)

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文