Bom đạn và đau thương: Những câu chuyện về Chiến tranh Thế giới thứ nhất

13:37 11/11/2018
100 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, những hình ảnh trần trụi về cuộc đại chiến vẫn khiến người ta ám ảnh. Nhưng giữa chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó những khoảnh khắc đầy xúc động trong bom đạn và đau thương.

Một người lính Anh đang giúp một tù nhân Đức bị thương di chuyển dọc đường ray vào năm 1916, phía sau họ là một người lính Pháp đang vội vã rời đi với một chiếc máy ảnh. Đây là một trong số 100 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tom Marshall phục màu nhân kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (11/11/1918-11/11/2018), theo Telegraph. Ảnh: Tom Marshall
Những binh sĩ thuộc quân đội Anh đang thảo luận tại một rãnh trú ẩn của Anh ở Ploegsteert Wood, trong trận chiến Messines, ngày 11-6-1917. Bằng việc phục chế màu cho những tấm ảnh, Marshall hi vọng sẽ vẽ nên một hình dung rõ ràng hơn trong suy nghĩ của những thế hệ sau này về cuộc chiến đau thương trong lịch sử. Ảnh: Tom Marshall
Binh sĩ Đức hành quân dọc cánh đồng đầy hoa trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8-1914 đến tháng 11-1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần. Ảnh: Getty
Các binh sĩ Đức nhận hoa từ những người phụ nữ trên đường rời thủ đô Berlin tới Mặt trận phía Tây ngày 1-8-1914. Ảnh: AP
 Một thợ cắt tóc đang cạo râu cho binh sỹ Pháp ở Soissons năm 1917. Ảnh: Daily Mail
 Một binh sỹ Australia có tên George "Pop" Redding đang nhặt những bông hoa trong một bức ảnh chụp năm 1918. Ảnh: Daily Mail
Những công nhân làm việc trong một kho đạn dược ở Chilwell, Anh vào năm 1917. Phần lớn những người tham gia sản xuất vũ khí trong ảnh đều là phụ nữ. Trong Thế chiến thứ nhất, những người phụ nữ thường làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Ảnh: Imperial War Museums
Những người lính Anh tận hưởng giây phút yên bình hiếm hoi tại căn cứ của mình trong một bức ảnh chụp vào năm 1917. Trong Thế chiến thứ nhất, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nghìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý. Ảnh: Hulton
 Một người lính Đức bị thương đang giúp châm một điếu thuốc cho một người lính Anh cũng bị thương tại một bệnh viện quân đội phục vụ binh sỹ Anh đặt ở miền bắc nước Pháp vào năm 1918. Ảnh: Imperial War Museums 
Các bác sĩ và y tá cấp cứu một binh sĩ bị thương tại Gare du Nord, một nhà ga xe lửa ở Paris, vào năm 1914. Ảnh: Maurice-Louis Branger/Roger-Viollet
Một bức ảnh lưu trữ cho thấy những người lính đang tham dự một chương trình giải trí tại Suippes, trên Mặt trận Champagne, Đông Pháp năm 1915. Ảnh: Reuters
Những thương binh đang tập đi tại một bệnh viện ở Budapest. Cuộc chiến đã làm hơn 16 triệu binh sĩ tử nạn và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Ảnh: AP

Những nụ cười hiếm hoi trên chiến trường song hành cùng bom đạn. Ảnh: NY Times
Tại một "chiến trường" khác được các nhiếp ảnh gia ghi lại vào khoảng năm 1916-1917, những người phụ nữ cũng đang dốc lực làm việc trên cánh đồng lúa tại Anh. Ảnh: Reuters
Giấc ngủ hiếm hoi của những binh sĩ Anh trong một trận đánh năm 1916. Ảnh: Imperial War Museums
An Nhiên (Ảnh: T.H)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文