Tiền và vũ khí viện trợ của CIA bị tuồn ra chợ đen

08:35 28/06/2016
Những khoản tiền viện trợ khổng lồ cùng hàng tấn vũ khí hiện đại các loại mà Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa đến Afghanistan hoặc tài trợ cho các nhóm đối lập ở Syria đã bị tuồn ra ngoài chợ đen. Thậm chí, một lượng không nhỏ tiền và hàng cứu trợ này còn chui cả vào túi của các tổ chức khủng bố.

Thông tin này đang gây choáng váng và khiến giới chức Lầu Năm Góc phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để xem xét lại các quy trình làm việc cũng như biện pháp an ninh bảo vệ tiền, hàng này. Theo phóng sự điều tra mà phóng viên đài Al Jazeera và tờ The New York Times cùng thực hiện thì số vũ khí mà CIA và Arab Saudi cung cấp cho lực lượng đối lập Syria đã bị đánh cắp và tuồn ra ngoài chợ đen.

CIA đã cung cấp vũ khí và thậm chí giúp huấn luyện các chiến binh của lực lượng đối lập ở Syria. Ảnh: Reuters.

Những kẻ thực hiện việc này không ai khác chính là các đặc vụ tình báo Jordan bởi vũ khí được chuyển tới Jordan trước khi đưa cho các lực lượng đối lập ở Syria. Một trong số những loại vũ khí này sau đó đã được dùng trong vụ bắn giết 2 người Mỹ và 3 người khác tại trung tâm huấn luyện cảnh sát ở Amman, Jordan hồi tháng 11 năm ngoái. Cũng theo thông tin từ những cơ quan truyền thông này thì việc trộm cắp vũ khí viện trợ nói trên chỉ chấm dứt từ hồi tháng 4 sau khi giới chức Mỹ và Arab Saudi chính thức lên tiếng than phiền.

Nhưng trong khoảng hơn 1 năm qua, các đặc vụ tình báo Jordan đã thu được một lượng lớn tiền nhờ việc bán vũ khí. Họ đã dùng số tiền này để mua Iphone, xe ôtô và nhiều thứ xa xỉ khác. Một quan chức cấp cao trong Lầu Năm Góc cho hay, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là trong số vũ khí mà CIA viện trợ cho lực lượng đối lập Syria, có nhiều loại vũ khí hiện đại mà người ta lo sợ nó bị rơi vào tay khủng bố.

Chẳng hạn, từ tháng 2 năm ngoái, CIA đã chuyển cho lực lượng đối lập một lượng lớn tên lửa đất đối không Grad có tầm bắn khoảng 20km và tên lửa TOW – loại tên lửa được đánh giá là có sức công phá mạnh. Hãng Ria Novosti thì nhận định, khi bê bối này bị phanh phui, Mỹ và Arab Saudi đang cố nói tránh, nói giảm về lượng vũ khí họ đã chuyển cho lực lượng đối lập ở Syria. Nhưng điều này càng trở nên nguy hiểm bởi có tới hơn một nửa số vũ khí đó đã được bán ra ngoài chợ đen và thậm chí còn bị rơi vào tay của các tổ chức khủng bố.

Dựa vào tài liệu của Cơ quan Cơ hội kinh doanh liên bang Mỹ (FBO), Ria Novosti cho biết, có gần 1.000 tấn vũ khí và đạn dược các loại được CIA đưa tới Jordan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ để từ đó cung cấp cho lực lượng đối lập ở Syria. Đó là các loại đạn dùng cho súng máy hạng nặng để chống lại các máy bay tầm thấp hoặc xe bọc thép; tên lửa chống tăng 9M111M có tầm bắn 1,6km và dẫn đường bằng quang học, có thể hạ được những loại xe tăng hoặc phương tiện bọc thép hạng nhẹ hoặc vừa; súng máy PK; súng phóng lựu RPG-7 có thể sử dụng được các loại đạn khác nhau; súng AK-47 và súng máy DShK…

Riêng về các khoản tiền cứu trợ, một số báo cáo của các tổ chức từ thiện quốc tế cũng cảnh báo rằng, trong khi nhiều người trên thế giới đinh ninh đang quyên tiền để giúp đỡ hàng triệu người tị nạn từ cuộc nội chiến diễn ra ở Syria thì sự thật là có thể họ đã vô tình ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.

Một chuyên gia chống khủng bố của Pháp nói: “Rất nhiều tiền được ủng hộ để đưa tới Syria, trong số đó không nghi ngờ gì có một phần đã rơi vào tay các nhóm cực đoan”.

Chuyên gia này cũng khẳng định, chuyện tiền cứu trợ  nhân đạo bị lợi dụng đã xảy ra từ những năm 1990. Khi đó, Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác đã sử dụng một số nhà gây quỹ cốt lõi để thu hút tiền từ các nhà tài trợ. Các tổ chức từ thiện có một số đặc tính khiến chúng dễ bị lợi dụng để khai thác tài trợ cho khủng bố.

Trong khi đó ở nhiều nước, các quỹ từ thiện chỉ bị kiểm soát bởi một số quy định lỏng lẻo, thậm chí không hề bị kiểm soát (về đăng ký, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và kiểm toán tài khoản...).

Họ cũng thường dễ dàng lập quỹ mà không cần vốn pháp định ban đầu hay yêu cầu tối thiểu về nhân viên. Các tổ chức từ thiện cho phép những tổ chức khủng bố huy động, chuyển tiền và phân phối kinh phí cần thiết cho mục đích tuyên truyền, tuyển dụng và đào tạo. Al-Qaeda đã mua chuộc nhân viên trong các tổ chức từ thiện để chuyển tiền từ các chương trình nhân đạo, xã hội hợp pháp cho các hoạt động bất hợp pháp của chúng.

Trong một số trường hợp, mạng lưới này còn thiết lập hệ thống tổ chức từ thiện riêng như một vỏ bọc để huy động tiền trực tiếp. Al-Qaeda cũng sử dụng các tổ chức từ thiện để truyền bá những tư tưởng cực đoan nhất trong Hồi giáo.

Gần đây nhất, tại Afghanistan, người ta phát hiện ra rằng, CIA hàng tháng vẫn bí mật gửi tiền viện trợ cho chính phủ Afghanistan để mua chuộc lòng trung thành của các nhân vật quyền lực, các nhà lập pháp cũng như chi phí cho các chuyến đi ngoại giao bí mật và nhà ở cho cán bộ cấp cao.

Nhưng một phần số tiền này lại chảy vào túi mạng lưới khủng bố Al-Qaeda khi Afghanistan chuộc con tin là Tổng lãnh sự Afghanistan tại Peshawar (Pakistan) Abdul Khaliq Farahi.

Đó là chưa kể đến vụ việc vào năm 2010, Atiyah Abd al-Rahman, người quản lý tài chính của Al-Qaeda đã vui mừng viết thư chia sẻ với thủ lĩnh Osama Bin Laden (khi đó chưa bị tiêu diệt) rằng chúng đã có thêm số tiền để mua vũ khí và vật dụng cần thiết khác cho các vụ khủng bố thông qua nguồn tiền mặt được CIA gửi tới dinh thự Tổng thống Afghanistan tại Kabul và 4 triệu USD tiền viện trợ từ các quốc gia khác.

Báo cáo của Cơ quan tình báo Anh (MI5) hồi cuối tháng 5 vừa qua thì cho hay, các phần tử khủng bố đã dùng hàng ngàn tài khoản khác nhau trong các ngân hàng lớn như Barclays, HSBC, Lloyds TSB và Royal Bank of Scotsland để chuyển tiền. Có tới 200 triệu USD tiền viện trợ tài chính mà Anh gửi đến một số quốc gia ở Trung Đông đã bị lợi dụng và chuyển cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan.

Cũng theo DFID, việc này không chỉ xảy ra trong năm 2015 mà nó ít nhất đã được tái diễn nhiều lần kể từ năm 2010 đến nay. 

Châu Anh

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文