Từ thăng trầm Kyoto tới gập ghềnh Paris

07:32 17/02/2020
Ngày 16/2 đánh dấu 15 năm kể từ khi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực. Năm 2020 cũng là năm văn kiện này sẽ hết hiệu lực, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức thay thế Nghị định thư Kyoto với kỳ vọng có thể làm cơ sở cho các nỗ lực chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ và thực chất hơn.

Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Hội nghị lần thứ ba các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP-3) tháng 12/1997 ở Kyoto (Nhật Bản) và chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005. 

Thời điểm ra đời, Nghị định thư Kyoto được coi là một bước ngoặt mang tính lịch sử bởi đây là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người và đây cũng là thành quả đầu tiên kể từ khi các nước ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất, được tổ chức tại Brazil năm 1992. 

Điều đáng lưu ý là Nghị định thư Kyoto ra đời chỉ 2 năm sau Hội nghị lần thứ nhất các bên tham gia UNFCCC tổ chức tại Berlin (Đức) vào năm 1995 (COP-1), cho thấy các nước đã ý thức được tính cấp bách của vấn đề chống biến đổi khí hậu. Trên thực tế, kể từ khi Nghị định thư Kyoto được đàm phán, mực nước biển đã tăng trung bình hơn 6cm, và số lượng các thảm họa khí hậu trên toàn cầu đã tăng 42%. 

Đây là văn kiện đánh dấu lần đầu tiên các nước trên thế giới đưa ra các cam kết mang tính ràng buộc, giới hạn lượng khí phát thải nhằm cứu hành tinh, thể hiện nỗ lực và trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Văn kiện này đặt khung thời gian 2008 - 2012 để các nước công nghiệp phát triển giảm lượng khí thải nhà kính khoảng 5,2% so với mức của thập niên 1990.

Nhưng không ít vấn đề đặt ra trong quá trình tồn tại đầy trắc trở của Nghị định thư Kyoto. Các nền kinh tế đang phát triển không phải thực hiện nghĩa vụ trong Kyoto. Nói cách khác, mặc dù được hơn 150 nước phê chuẩn, nhưng quy định của Nghị định thư Kyoto thì chỉ áp dụng đối với 35 nước công nghiệp phát triển, và các nước này có 10 năm để chuẩn bị cho nhiệm vụ giảm khí thải nhà kính. Trong thập niên đó, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vũ bão, xả lượng khí thải nhà kính khổng lồ. Năm 2006, Trung Quốc chính thức vượt qua Mỹ, trở thành nước thải khí thải lớn nhất thế giới. Bởi vậy, Quốc hội Mỹ đã từ chối phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng thỏa thuận này thiếu công bằng. 

Tháng 3/2001, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto, với lý do Nghị định thư này sẽ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ. Mãi tới tháng 11/2004, việc Nga phê chuẩn Nghị định thư mới tạo điều kiện để thỏa thuận này có hiệu lực vào ngày 16/2/2005.

Trái đất đang ngày một nóng lên vì biến đổi khí hậu. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, tiến trình thực hiện Nghị định thư Kyoto không hề suôn sẻ. Bất chấp nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên kể từ đó, ngoài Mỹ, các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Nga cũng từ chối thực hiện giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto (từ năm 2013-2020). Canada tuyên bố rút khỏi Nghị định thư  năm 2011. Và thực tế là rất nhiều nước phát triển sau đó đã phớt lờ các cam kết giảm khí thải nhà kính của mình. Đặc biệt, mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước phát triển liên quan tới mục tiêu cắt giảm khí thải cũng gia tăng. 

Các nước đang phát triển muốn thúc đẩy nền kinh tế, tiếp tục sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm nhưng chi phí thấp, cho rằng các nước công nghiệp tiên tiến đã xả rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hàng trăm năm qua, là bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng biến đổi khí hậu, cụ thể là các nước này phải chi tiền cứu khí hậu Trái Đất. 

Trong khi đó, các nước giàu vẫn lo ngại nguy cơ kinh tế suy yếu, đồng thời chỉ trích Nghị định thư Kyoto đã bỏ sót vài nước là nguồn xả khí thải nhiều nhất thế giới. Đó cũng là lý do các hội nghị từ COP-11 năm 2005, thời điểm Nghị định Kyoto có hiệu lực và các nước bắt đầu thảo luận việc gia hạn thỏa thuận này sau năm 2012, đến Hội nghị COP-17 năm 2011, đều không thu được kết quả mong muốn. Đỉnh điểm là COP-15 ở Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009, các nước đã không thể nhất trí gia hạn cho thỏa thuận này.

Ngay trước thời điểm Nghị định thư Kyodo hết hiệu lực ngày 31/12/2012, tại COP- 18 ở Doha (Qatar) các nước mới nhất trí gia hạn thỏa thuận tới năm 2020. Tuy nhiên, ngay cả Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 quy định giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto từ năm 2013 đến 2020, cũng nhưng chưa có hiệu lực do chưa đủ số thành viên phê chuẩn. Trong quá trình đó, nhiệm vụ của các nước là tìm kiếm thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto. 

Năm 2015, tại COP-21 ở Paris (Pháp) cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhất trí thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để thay thế Nghị định thư Kyoto hết hạn năm 2020. Quá trình tồn tại đầy gian nan của Nghị định thư Kyoto khiến văn kiện này bị đánh giá là “thỏa thuận trên giấy”. Thực tế này cho thấy từ quyết tâm đến hành động là khoảng cách khá xa mà cản trở chính luôn là vấn đề lợi ích.

Nhiều kỳ hội nghị COP diễn ra trong bầu không khí căng thẳng khi các quốc gia quyết liệt bảo vệ lợi ích riêng của mình và đây luôn là lý do khiến các bên không thể đạt được tiếng nói chung trong vấn đề cắt giảm khí phát thải. Ngay cả các hội nghị đạt được thỏa thuận, mà điển hình là COP-3 với Nghị định thư Kyodo và COP-21 với Hiệp định Paris, việc thực hiện những thỏa thuận này thực sự rất khó khăn. Điều đó khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Hiệp định Paris có thể lặp lại số phận của Nghị định thư Kyoto, hai văn kiện đều được coi là đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhằm tìm kiếm giải pháp chung hạn chế khí thải nhà kính gập ghềnh và đầy thử thách.

Thế giới không còn nhiều thời gian nữa. “Quả bom” khí hậu đang chực nổ, và không có “hành tinh B” cho chúng ta. Trái Đất cần lắm một quyết tâm mạnh mẽ tại COP-26 ở Glasgow (Scotland) vào năm 2021, nơi những vấn đề khó khăn nhất sẽ được đưa lên bàn thảo luận.

PV (tổng hợp)

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文