Vũ khí hạt nhân - lá bài chiến lược của CHDCND Triều Tiên

08:27 22/09/2016
Bất chấp tình trạng bị bao vây cấm vận, CHDCND Triều Tiên vẫn kiên trì phát triển tiềm lực hạt nhân của mình. Cùng với tiến bộ trong kỹ thuật tên lửa đạn đạo, việc làm chủ được một phần công nghệ hạt nhân đã tăng đáng kể tiềm lực quốc phòng của Bình Nhưỡng. Liệu với thứ "vũ khí độc tôn" này, an ninh của CHDCND Triều Tiên có được đảm bảo?

Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thực sự bắt đầu vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Tốc độ chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có lúc được đẩy nhanh có lúc lại bị chậm lại tùy theo tình hình kinh tế, chính trị và khó khăn kỹ thuật.

Một tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Cũng có lúc Bình Nhưỡng “tận dụng” các cuộc đàm phán làm khoảng thời gian thúc đẩy chương trình này, đặc biệt là khi Mỹ đang bận bịu tại Trung Đông trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bush. Một trong những cơ sở hàng đầu cho chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là lò phản ứng hạt nhân nước nặng Yongbyon.

Nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 90km, lò phản ứng Yongbyon được xây dựng vào năm 1963 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, với công suất 5MW là nơi Bình Nhưỡng tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng để lấy plutonium chế tạo bom nguyên tử.

Tháp làm lạnh của lò phản ứng Yongbyon từng bị chính CHDCND Triều Tiên phá hủy vào ngày 27-8-2008. Động thái  này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng trao báo cáo chi tiết về chương trình hạt nhân cho Trung Quốc, nước chủ trì các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Đáp lại, Tổng thống Mỹ George Bush tuyên bố dỡ bỏ một số biện pháp cấm vận đối với CHDCND Triều Tiên. Nhưng sau đó cuộc đàm phán hạt nhân lại đi vào bế tác và Yongbyon tiếp tục hoạt động trở lại.

Theo một báo cáo của Tình báo Mỹ, công suất tái chế Plutonium tại cơ sở Yongbyon đạt khoảng 6kg/năm, sau khi được tái khởi động vào năm 2009 hiện nhờ vào lò phản ứng tại đây, Bình Nhưỡng đã có khoảng từ 24 đến 42kg plutonium kim loại, một phần trong số này đã được sử dụng cho các loại vũ khí hạt nhân chế tạo vào giai đoạn 2006 đến 2009.

Vào tháng 2-2016, trong một báo cáo trình lên Thượng viện Mỹ, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia James Clapper tuyên bố . “Chúng tôi phát hiện CHDCND Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng plutonium từ lâu để có thể bắt đầu sử dụng plutonium trong vài tuần hoặc tháng tới”.

Bên cạnh cơ sở Yongbyon với dây chuyền sản xuất plutonium, chương trình hạt nhân CHDCND Triều Tiên được cho còn một nhánh phụ khác, đó là các cơ sở làm giàu Uranium. Về mặt kỹ thuật, khác với plutonium có khối lượng nhẹ nhưng khó chế tạo, uranium làm giàu tới cấp độ vũ khí được cho là loại nguyên liệu dễ chế tạo hơn. Việc sử dụng cả hai loại nguyên liệu hạt nhân là một phương án vốn dĩ được nhiều cường quốc hạt nhân lựa chọn.

Trong thực tế, quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản sử dụng uranium-235 trong khi quả còn lại ném xuống Nagasaki lại dùng plutonium. Phương pháp chế tạo vũ khí hạt nhân dựa trên uranium làm giàu bằng cách tách lọc đồng vị uranium -235 cần có các máy ly tâm và Bình Nhưỡng đã tìm cách có được những cỗ máy như vậy từ chính một quốc gia đồng minh của Mỹ là Pakistan.

Pakistan đã đầu tư rất nhiều cho chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Hướng đi của Islamabad là sử dụng uranium làm giàu làm nguyên liệu chế tạo bom nguyên tử. Nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Pakistan là tiến sỹ Abdul Qadeer Khan đã có được sơ đồ chế tạo máy ly tâm từ Hãng Urenco (châu Âu). Ông Khan sau đó đã chuyển giao các máy ly tâm cho Bình Nhưỡng để đổi lại công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo.

Dựa vào các máy ly tâm được tiến sỹ Khan chuyển giao cũng như tự chế tạo trong nước, hiện CHDCND Triều Tiên được cho là đang sở hữu một kho nguyên liệu uranium làm giàu tới cấp độ vũ khí đủ sẵn sàng sản xuất bom nguyên tử bất kỳ lúc nào.

Cụ thể, theo giáo sư Siegfried Hecker, một giảng viên Đại học Standford-chuyên ngành về An ninh và Hợp tác Quốc tế (CISAC), ước tính Triều Tiên có thể làm giàu khoảng 150kg uranium trong 1 năm, ở thời điểm hiện tại, Bình Nhưỡng có khoảng 300-400kg vật liệu, đủ sản xuất khoảng 12-16 quả bom nguyên tử.

Với kho nguyên liệu hạt nhân gồm cả plutonium tái chế và uranium làm giàu, Bình Nhưỡng đã tiến hành cả thảy 5 lần thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Vụ thử đầu tiên được tiến hành vào 8-10-2006, lần thử thứ 2 diễn ra vào ngày 25-5-2009 và lần 3 là vào ngày 12-2-2013.

Mỗi lần Bình Nhưỡng thử hạt nhân đều gặp phải sự phản đối kịch liệt từ một số quốc gia láng giềng. Sức công phá của các vụ thử cũng mạnh dần lên. Trong vụ thử mới nhất hôm 9-9 vừa qua có sức công phá đã đạt tới 20kt (tương đương 20.000 tấn thuốc nổ) gây ra một cơn địa chấn mạnh 5,3 độ richter tại bãi thử Punggye-ri.

Bình Nhưỡng còn được cho là đã tìm cách chia sẻ công nghệ hạt nhân với Syria. Vào năm 2007, Israel đã không kích một cơ sở được cho là lò phản ứng nước nặng tại Syria do Bình Nhưỡng giúp đỡ xây dựng.

Công cuộc tìm kiếm “vũ khí hạt nhân” kéo dài hàng thập kỷ của CHDCND Triều Tiên đã đạt được những "kết quả" nhất định. Đây là một thất bại trong nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân của quốc tế, tuy nhiên chính các nhu cầu an ninh đặc biệt là sau những tấm gương như Iraq và Lybia thì Bình Nhưỡng rất khó để buông lá bài chiến lược này.

B.N. (tổng hợp)

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文